Diễn đàn quản trị
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân viên
Những biến động không thể lường trước trong bối cảnh toàn cầu hoá như đại dịch Covid-19, sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, môi trường làm việc đa thế hệ là những lí do khiến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần trở thành một ưu tiên cấp bách đối với doanh nghiệp thay vì chỉ là một lựa chọn.

Điều này cũng không quá khó hiểu bởi sức khỏe tinh thần của nhân sự giảm sút sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và ngay lập tức tổ chức sẽ mất đi chi phí rất lớn. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần tốt sẽ tác động tốt đến kết quả làm việc của người lao động.
Trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp cuốn Ebook "Nhân viên hạnh phúc, doanh nghiệp hạnh phúc", các chuyên gia đến từ Coach For Life (CFL) nhận ra rằng trong khi con người có vẻ đang làm “tốt” nếu nhìn vào con số tăng trưởng GDP hàng năm thì nhìn vào các yếu tố khác, phần đông người lao động trên thế giới phải vật lộn với mưu sinh trong khi ngày càng già đi và sức khoẻ cũng giảm sút mà không cảm thấy hạnh phúc.
Tại hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe y tế toàn cầu tại London năm 2018, tạp chí The Lancet đã chỉ ra, mỗi năm, 12 tỷ ngày lao động bị mất đi chỉ vì người lao động gặp những rối loạn về sức khỏe tinh thần nên không thể quay lại nơi làm việc.
Dẫn số liệu khảo sát trong chương trình 'Leader Talk 04: Workplace mental wellbeing', CEO Coach For Life Quách Hiền cho biết, hiện nay, thế giới có 2 tỷ người bị mắc các chứng bệnh về sức khỏe tinh thần. Dự kiến đến năm 2030, nền kinh tế toàn cầu mất đi 16 nghìn tỷ USD chỉ vì những chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần. Mỗi năm nước Mỹ chi tiêu 300 tỷ USD chỉ để khắc phục những sự cố do căng thẳng tại nơi làm việc, ở châu Âu con số này còn lên đến 650 tỷ USD.
Một nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra, năm 2021, tỷ lệ người lao động không quay lại công việc được do vấn đề về sức khỏe tinh thần gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở nhóm thế hệ Y và thế hệ Z.
Có tới 91% người tham gia khảo sát này cho rằng, tổ chức là nơi nên quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Tổ chức chính là nơi theo sát, hiểu rõ nhân viên nhất và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ nhân viên tốt nhất, trước khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ ở bên ngoài.

Tăng hạnh phúc – tăng năng suất
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ năm 1949. Nhưng thực sự đến những năm 80, thế giới mới mở rộng nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động.
Sau đại dịch, các doanh nghiệp trên toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và khác biết về xu hướng, thói quen và hành vi mới của người lao động. Các cụm từ "sống chậm", "tỉnh thức", "trở về", "yêu thương chính mình" xuất hiện nhiều hơn, được trao đổi mạnh mẽ hơn.
78% doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới tham gia khảo sát của Harvard Business Review nhận thấy, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động là thiết yếu trong kế hoạch kinh doanh. Nhận thức về việc này đã được nâng cao rất nhiều trong thời gian gần đây.
Theo một phát hiện của các nhà kinh tế học tại trường Đại học Warwick, niềm hạnh phúc có thể gia tăng 12% năng suất làm việc trong khi sự buồn bã làm giảm đi 10% năng suất lao động. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, sự hạnh phúc có một sự tác động nhân quả vô cùng to lớn và tích cực đến với năng suất. Những cảm xúc tích cực xuất hiện tiếp thêm năng lượng cho con người để sống và làm việc.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, đầu tư vào sự ủng hộ và sự hài lòng của nhân viên sẽ tạo ra niềm hạnh phúc. Tại Google, sự hài lòng của nhân viên tăng 37% nhờ vào những sự khích lệ này trong khi sự khích lệ về mặt tài chính chưa đủ để khiến nhân viên hết mình trong công việc.
Phân tích dữ liệu doanh nghiệp và các tính toán thống kê của Tập đoàn SAP đã chứng minh tác động tài chính của các chỉ số hạnh phúc. Các chương trình tập trung vào nhân viên tại SAP góp phần nâng cao chỉ số “Văn hóa sức khỏe kinh doanh” từ 69% năm 2013 lên 78% vào năm 2018, với mỗi % thay đổi trong chỉ số này tác động từ 90 - 100 triệu USD trên lợi nhuận hoạt động tại SAP.
Bà Hiền cho biết, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng có sự liên hệ trực tiếp giữa trạng thái hạnh phúc, thoải mái, viên mãn với việc gia tăng năng suất lao động. Theo một khảo sát của PwC, cứ 1 USD chi tiêu cho tinh thần lao động, tổ chức sẽ nhận lại 10 USD. Rõ ràng, tổ chức nhận thấy đây là những việc họ cần phải làm.
Sự xuất hiện của covid-19 giúp doanh nghiệp nhận ra rằng quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên là một việc cấp bách. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không đặt mình ngoài xu hướng.
Công thức thần kỳ tạo doanh nghiệp hạnh phúc
Khai vấn 'khai sáng' quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai văn hoá coaching (khai vấn) như một công cụ giúp xóa bỏ “điểm mù” của người lãnh đạo, gia tăng sự gắn kết, thấu hiểu và niềm tin của nhân sự trong tổ chức, qua đó góp phần rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Chuyển đối số trong quản trị nhân sự là chìa khóa để mở rộng kinh doanh
Những doanh nghiệp ứng dụng chuyển đối số từ khoảng năm 2016 đổ về trước có hoạt động kinh doanh vẫn tương đối thuận lợi trong bối cảnh Covid-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác tỏ ra lúng túng.
Củng cố sức khoẻ tinh thần ở doanh nghiệp xã hội
Làm lãnh đạo, kinh doanh hay bất cứ việc gì đều cần có lòng trắc ẩn bởi nó là yếu tố cốt lõi chi phối mọi đường đi, cách thức, giá trị của doanh nghiệp và cá nhân lãnh đạo.
Liều thuốc tinh thần cho giới kinh doanh bất động sản thời giãn cách
Lãnh đạo BHS lan toả năng lượng tích cực cho nhân viên và xem khoảng lặng của thị trường bất động sản như một cơ hội chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá khi hết giãn cách xã hội.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.