Tiêu điểm
Chiến lược phục hồi du lịch và phát triển kinh tế của Quảng Ninh
Chiến lược thích ứng chung sống với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới của Quảng Ninh sẽ được xây dựng theo hướng “thắt chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong” có kiểm soát, có lộ trình phù hợp.

Tính từ ngày 28/6 đến nay, Quảng Ninh không phát hiện ca nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Các biện pháp phòng, chống dịch được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh duy trì thực hiện một cách quyết liệt, linh hoạt với mục tiêu giữ bằng được vùng “xanh” an toàn, địa bàn ổn định - phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất ở cơ sở nhằm phát hiện những lỗ hổng, sơ hở trong phòng, chống dịch để kịp thời chấn chỉnh.
Dù vậy, tỉnh Quảng Ninh xác định vẫn đang đối diện với các nguy cơ về mầm bệnh, nhất là từ lái xe tải, xe container qua vùng dịch, từ Nam ra Bắc, từ tuyến đường biển, đường thủy nội địa.
Việc kiểm soát quét mã QR code còn lỏng lẻo; quy trình phòng chống dịch ở các chợ đầu mối còn bộc lộ một số hạn chế; việc tổ chức thực hiện các chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch của một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong một bộ phận cán bộ, người dân.
Trong cuộc họp mới đây giữa Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch từ cấp tỉnh đến cấp xã và các sở, ban, ngành liên quan về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đánh giá, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nhất là ở cấp cơ sở.
Đáng chú ý, những người thực thi nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát đôi lúc còn chủ quan, mất cảnh giác. Trong khi đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phát hiện xử lý sai phạm của địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Về các giải pháp trong thời gian tới, ông Ký nhấn mạnh, phải tiếp tục duy trì chiến lược ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài vào địa bàn; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ về mầm bệnh, ca bệnh, ổ dịch; kiểm soát chặt chẽ hơn nữa người và phương tiện ra, vào tỉnh, đặc biệt là các lái xe vận chuyển hàng hóa đường dài, từ các tỉnh phía Nam, đường thủy nội địa…
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện, đặc biệt là thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí tiếp tục củng cố con người, thiết bị, quy trình tại các chốt kiểm soát đảm bảo khoa học, hiệu quả; quan trọng nhất là lực lượng làm việc tại đây phải có ý thức trách nhiệm cao. Đồng thời, tập trung vận hành công nghệ ở mức tối đa, vừa giảm số người trực và nguy cơ rủi ro cho những lực lượng trực tại chốt.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về dịch bệnh trong trường học, các cơ sở kinh doanh, công trường, các đơn vị sản xuất, nhất là ngành than, các doanh nghiệp chế biến chế tạo. Các địa phương cũng phải tập trung hoàn thành tiêm vaccine đúng tiến độ; phấn đấu hoàn thành nhanh nhất mũi 1 tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 cho toàn bộ các đối tượng có chỉ định tiêm.
Từ kinh nghiệm của TP. Hạ Long và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, để việc tiêm chủng đảm bảo nhanh nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất, các địa phương cần quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc khai báo, kiểm tra thông tin cá nhân của người tiêm nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi của người dân và ảnh hưởng tới tiến độ chung.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, trong những ngày tổ chức tiêm vaccine, lãnh đạo chủ chốt các địa phương phải tập trung công tác chỉ đạo, nắm bắt tình hình thường xuyên. Địa phương nào không tiêm hết số vaccine được cấp trong ngày, sẽ chuyển vaccine và đội tiêm lưu động cho nơi khác và địa phương đó phải chịu trách nhiệm tổ chức tiêm vét cho nhân dân trên địa bàn.
Ông Ký đồng ý đề xuất về việc xây dựng chiến lược thích ứng, chung sống với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi du lịch nội tỉnh có kiểm soát bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng “thắt chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong” có kiểm soát, có lộ trình phù hợp sau khi hoàn thành việc tiêm mũi một cho toàn bộ người dân có chỉ định tiêm.
Các bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định và chịu trách nhiệm trong việc mở lại một số dịch vụ trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu chung về phòng, chống dịch.
Lãnh đạo Quảng Ninh cũng nhấn mạnh, dù đã tiêm vaccine nhưng mỗi người dân phải luôn thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, tích cực ứng dụng đồng bộ nền tảng công nghệ thông tin trong chống dịch và luôn đồng thuận, ủng hộ thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và của tỉnh.
Quảng Ninh quyết không để mầm bệnh Covid-19 xâm nhập vào tỉnh
Quảng Ninh tìm cách gỡ khó trong việc thực hiện các dự án đầu tư
Tỉnh Quảng Ninh hiện đang gặp năm điểm nghẽn trong đầu tư công và 13 hạn chế khi triển khai dự án ngoài ngân sách nhà nước.
Quảng Ninh thí điểm đón khách có 'hộ chiếu vaccine'
Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản hạ cánh tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là chuyến bay thí điểm chương trình "cách ly y tế 7 ngày" của Bộ Y tế đối với các công dân đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19.
Quảng Ninh quyết không để mầm bệnh Covid-19 xâm nhập vào tỉnh
Quảng Ninh tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, quyết giữ vững vùng "xanh" an toàn, tuyệt đối không để mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn, nhất là thời điểm từ nay cho tới hết tháng 9/2021.
Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển hạ tầng để thực hiện mục tiêu kép
Quảng Ninh xác định đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại song song với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh để đảm bảo để thực hiện mục tiêu kép.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.