Chiến sự ở Ukraine phơi bày những lỗ hổng về nghiên cứu lương thực toàn cầu

Hường Hoàng Thứ năm, 21/04/2022 - 13:16

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung lương thực thế giới. Các nhà nghiên cứu phải có những hành động cụ thể ngay từ bây giờ để ngăn chặn được tính chu kỳ của vấn đề này.

Đại dịch, chiến tranh, khủng hoảng tài chính. Tất cả những điều này đang kết hợp lại và gây ra những căng thẳng chưa từng có đối với hệ thống lương thực toàn cầu. Tổng sản lượng lúa mì sản xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine lần lượt chiếm 14% và 30% sản lượng lúa mì trên thế giới. 

Tương tự, sản lượng sản xuất dầu hướng dương của khu vực này cũng chiếm 60% sản lượng thế giới. Trong bối cảnh Nga đình chỉ hoạt động xuất khẩu phân bón và lương thực; đồng thời nông dân Ukraine vừa phải chịu căng thẳng tột độ khi vừa phải chăm sóc mùa vụ vừa có áp lực từ chiến sự, nguồn cung lương thực khổng lồ này đang bị đe dọa.

Nga không phải là nước duy nhất hạn chế hoạt động xuất khẩu lương thực. Theo ông Rob Vos (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế), tính đến ngày 12/4, có tổng cộng 16 quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu thực phẩm. Nguồn cung giảm mạnh đã khiến cho lạm phát tăng vọt. Đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự suy giảm nguồn cung chính là những người nghèo nhất dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Ít nhất có 26 quốc gia (bao gồm Somalia, Senegal và Ai Cập) phụ thuộc từ 50% đến 100% vào nguồn cung lương thực của Nga hoặc Ukraine, hoặc vào cả hai quốc gia trên. Nếu chiến tranh tiếp tục, những quốc gia đã gánh nợ trong đại dịch có thể sẽ phải vay nhiều tiền hơn nữa để mua lương thực, thực phẩm, gây thêm nhiều áp lực tài chính cho quốc gia đó. Rõ ràng, giờ đây chúng ta phải bắt tay ngay vào hành động. Đầu tiên, cần dỡ bỏ những lệnh cấm xuất khẩu lương thực, đồng thời cần tài trợ khẩn cấp cho Chương trình Lương thực Thế giới. Do tình hình lạm phát tăng cao, tổ chức này cho biết mỗi tháng cơ quan này cần thêm 60-75 triệu USD để có thể đảm bảo hoạt động.

Chiến sự ở Ukraine phơi bày những lỗ hổng về nghiên cứu lương thực toàn cầu
Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn, nhưng vụ mùa năm nay của nước này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh với Nga (AFP/TTXVN)

Những quan điểm trái chiều

Trên đây chỉ là những giải pháp ngắn hạn. Trong khi đó, việc chính phủ các nước có đồng thuận được với nhau về những kế hoạch trung và dài hạn hay không lại là một vấn đề khác.

Khoa học về hệ thống lương thực rất phức tạp với những lỗ hổng trong nghiên cứu và nhiều quan điểm trái chiều. Thêm vào đó, từ trước đến nay, trên thế giới không có bất cứ một cơ chế liên chính phủ nào quy định rằng các nước phải cùng nhau giải quyết vấn đề về hệ thống lương thực.

Một trường phái tư tưởng cho rằng, các nước cần sử dụng mọi đòn bẩy chính sách để giảm độ phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, mặc dù điều đó có thể gây hại cho môi trường. Ví dụ, chặt phá rừng để trồng ngũ cốc và cây có dầu để cung cấp thêm lương thực cho thị trường nội địa.

Trường phái tư tưởng thứ hai cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại là một cơ hội lớn để thế giới nhanh chóng nâng cao ý thức về môi trường trong tương lai. Nông nghiệp là ngành chiếm 30% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Trong đó, thâm canh nông nghiệp là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học. Những người ủng hộ trường phái này đã đề xuất bốn chính sách để có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực này, đồng thời đảm bảo nguồn cung lương thực thế giới. Những người đề xuất cho biết ít nhất bốn chính sách có thể giảm thiểu những tác động này, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp lương thực.

Thứ nhất, theo Viện Tài nguyên Thế giới (một tổ chức môi trường có trụ sở tại Washington DC), có khoảng một phần ba diện tích đất trồng trọt trên thế giới đang được dùng để sản xuất thức ăn gia súc. Chính vì vậy, con người có thể giảm tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến từ động vật để giảm thiểu lượng đất sử dụng. 

Thứ hai, mỗi năm, một phần ba tổng sản lượng lương thực toàn cầu đang bị thất thoát trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Chúng ta có thể cải tiến những khâu thường xảy ra tình trạng thất thoát (như khâu thu hoạch và khâu bảo quản), đồng thời khuyến khích khách hàng tiêu dùng có trách nhiệm hơn để cải thiện tình trạng này.

Thứ ba, người ta thường chỉ canh tác một số ít các loại cây lương thực như lúa mì, lúa, ngô, đậu nành và khoai tây; làm giảm tính đa dạng sinh học toàn cầu. Chúng ta có thể trồng thêm những cây họ đậu, hạt và rau bởi những loại cây trồng này không chỉ cung cấp lượng dinh dưỡng quan trọng, mà còn tăng cường tính đa dạng sinh học, mang lại lợi ích cho môi trường.

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang dùng đất nông nghiệp để trồng cây sản xuất nhiên liệu sinh học. Cho ví dụ, 40% sản lượng ngô tại Mỹ đang được sử dụng để sản xuất etanol. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng việc trồng những loại cây nhiên liệu sinh học trên đất nông nghiệp sẽ không thể giải quyết được những vấn đề khí hậu như người ta vẫn tưởng. Chính vì vậy, chúng ta có thể chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây nhiên liệu sinh học thành đất trồng cây lương thực.

Thử thách nghiên cứu

Với mỗi biện pháp, chúng ta đều phải chi trả những loại chi phí liên quan và đánh đổi một số lợi ích nhất định. Đó là lí do tại sao chúng ta phải chú trọng hoạt động nghiên cứu. Trong lĩnh vực này, hoạt động nghiên cứu đôi khi còn chắp vá. Ông Esther Turnhout, Chủ nhiệm ngành khoa học, công nghệ và xã hội tại Đại học Twente, Hà Lan, cho biết: “Một số sai lầm trong hoạt động nghiên cứu đã khiến cho chúng ta gặp phải vấn đề trong việc hiểu về hệ thống thực phẩm”. Những nhà tài trợ chính cho hoạt động nghiên cứu nông nghiệp thường tập trung nghiên cứu về cây ngũ cốc hơn là các loại cây lương thực khác.

Tại hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm ngoái, các đại biểu đã thảo luận về việc thành lập một ủy ban liên chính phủ về hệ thống lương thực. Ủy ban này có nhiệm vụ trả lời câu hỏi của các nhà hoạch định chính sách và đưa ra lời khuyên dựa trên dữ liệu có sẵn. Ủy ban cũng sẽ nhắc nhở các nhà tài trợ nhằm giải quyết những lỗ hổng của ngành khoa học này.

Tuy vậy, ý tưởng này lại bị nhiều người phản đối bởi trên thế giới đã có nhiều hội đồng các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Trong số đó có những hội đồng chuyên gia cấp cao của Ủy ban An ninh lương thực thế giới, liên tục tư vấn về khoa học hệ thống lương thực cho Liên hợp quốc.

Thế giới chỉ còn thiếu một cơ chế liên chính phủ, trong đó các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra các đánh giá độc lập và cam kết thực hiện những nhiệm vụ này. Ngoài ra, cơ quan thanh toán bù trừ của Liên hợp quốc nên xem xét xem chính phủ các nước đang quan tâm đến những vấn đề gì trong hệ thống lương thực để đưa các khuyến nghị, các cam kết toàn cầu (ví dụ: các cam kết về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc).

Liệu các chuyên gia có khả năng thuyết phục được các tổ chức và các cá nhân cùng chung sức cải thiện tầm ảnh hưởng của khoa học đối với hệ thống thực phẩm hay không vẫn còn là một vấn đề lớn. Tuy vậy, hoạt động phân tích và nghiên cứu sâu về vấn đề này trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả nhất định. Các quốc gia trên thế giới nên coi cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại là thời điểm mà thế giới nên cùng nhau cải tạo hệ thống lương thực và những hoạt động nghiên cứu đằng sau nó. 

Đảm bảo an ninh lương thực thời Covid-19 qua chính sách thương mại công bằng và minh bạch

Đảm bảo an ninh lương thực thời Covid-19 qua chính sách thương mại công bằng và minh bạch

Phát triển bền vững -  4 năm

Mặc dù kim ngạch thương mại nông sản vẫn tăng trưởng dương trong khi thương mại toàn cầu giảm mạnh, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực ngay sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

Phát triển bền vững -  4 năm

Tuy có sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng và hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  1 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  3 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  3 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.