Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2018

Minh Anh Chủ nhật, 03/06/2018 - 13:32

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018 và chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế trong điều kiện cho phép để kiểm soát lạm phát.

Lạm phát tăng cao trong tháng 5/2018

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, thông báo về phiên họp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Sản lượng và năng suất lúa Đông xuân tăng, nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp có sản lượng tăng khá; chăn nuôi bò, gia cầm tăng lần lượt là 3,0% và 6,9%; sản lượng thủy sản tăng 6,1%; rừng trồng được chăm sóc, được giao khoán bảo vệ và sản lượng khai thác gỗ đều tăng (tăng 2,6%, 11% và 3,2%); các xã và huyện đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh (52 huyện và 3.346 xã đạt chuẩn nông thôn mới); Không có dịch bệnh trên địa bàn cả nước.

CPI bình quân năm tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,01%; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,7% (cùng kỳ tăng 6,6%). Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao 11,8%.

Lạm phát đã hạ nhiệt?

Sức cầu trong nước cải thiện mạnh mẽ, tiêu dùng nội địa tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 5 tháng đầu năm 2018 tiếp tục đạt khá, tăng 10,1% so với cùng kỳ. 

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (ước đạt 93,1 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ), cả nước xuất siêu khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng khá đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ.

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển tích cực. 5 tháng, có gần 53.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký bổ sung khoảng 1,4 triệu tỉ đồng. Khách du lịch đạt trên 6,71 triệu lượt khách trong 5 tháng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn không ít hạn chế yếu kém và khó khăn thách thức, cần tập trung giải quyết; thảo luận, bàn kỹ để đưa ra biện pháp, đối sách cụ thể.

Thứ nhất, mặc dù nền kinh tế nhìn chung có dấu hiệu khởi sắc, phục hồi nhưng chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây do tăng giá giao thông 1,72%, dịch vụ ăn uống 0,88% (chủ yếu là tăng giá xăng dầu và thịt lợn). 

Chính phủ phải tính toán tổng thể các giải pháp để kiểm soát lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đưa ra.

Về vấn đề này, theo ông Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép, vào thời điểm phù hợp. Cùng với đó, điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “để lạm phát không quá 4% phải được quán triệt trong điều hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương”.

Thứ hai, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn (tôm thẻ chân trắng giảm giá mạnh do cung vượt cầu; nhiều mặt hàng nông sản giá ở mức thấp phải giải cứu), hàng hóa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có rất nhiều rủi ro.

Thứ ba, mặc dù sản xuất ngành công nghiệp đạt mức cao, nhưng ngành chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại (2 tháng đầu năm tăng 15,5%; 3 tháng tăng 14,1%; 4 tháng tăng 12,5%); khai khoáng giảm 2,2%.

Thứ tư, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm (theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện vốn đầu tư 5 tháng mới đạt 28,7% kế hoạch). Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn, thách thức lớn. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và tăng thêm giảm 30,8% so với cùng kỳ.

Thứ năm, tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn (5 tháng có trên 5.500 doanh nghiệp giải thể, tăng 18,1% và gần 33.400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 3,9%). Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm 50% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được triển khai triệt để, nhiều bộ ngành chưa quyết liệt.

Tại buổi họp báo Chính phủ, đề cập tới điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, mặt hàng này đã được điều hành theo giá thị trường, nên “mua đắt thì bán đắt, rẻ thì bán rẻ”. Song liên Bộ Công thương - Tài chính ưu tiên sử dụng các biện pháp bình ổn như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kìm mức tăng quá lớn của mặt hàng này.

Ông Hải cho hay, 5 tháng vừa qua giá xăng dầu tăng trung bình 28 - 37%, tuy nhiên do chi Quỹ bình ổn xăng dầu để bù việc tăng giá, nên các mặt hàng xăng dầu thực tế chỉ tăng 9%, tương đương gần 1.700 đồng một lít, đây là sự nỗ lực lớn của liên bộ.

"Không tăng giá điện, dùng các biện pháp bình ổn giá xăng dầu sẽ đảm bảo mặt hàng này tăng ở mức thấp nhất, góp phần đảm bảo CPI năm 2018 tăng dưới 4%", Thứ trưởng Bộ Công thương nói.

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Tiêu điểm -  6 năm
Theo Ngân hàng HSBC, chỉ số lạm phát tháng 10/2017 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây.
Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh

Tiêu điểm -  6 năm
Theo Ngân hàng HSBC, chỉ số lạm phát tháng 10/2017 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây.
World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.

HDBank tăng trưởng gấp 3 lần trong quý I/2018

HDBank tăng trưởng gấp 3 lần trong quý I/2018

Doanh nghiệp -  6 năm

Sau 3 tháng niêm yết trên sàn HOSE, HDBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2018: tăng 1.045 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017.

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Báo cáo mới nhất của ADB cho thấy kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP 7,1% trong năm nay trước khi giảm xuống còn 6,9% trong năm 2019.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, mô hình tăng trưởng GDP truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Ngược lại, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 sẽ có xu hướng giảm dần.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  58 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.