Theo Tổng cục thống kê, tháng 4 ước tính tiếp tục xuất siêu 700 triệu USD, sau khi cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 3 xuất siêu 2,26 tỷ USD.
Xuất khẩu
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4 năm nay ước tính đạt 18,20 tỷ USD, giảm mạnh 13,9% so với tháng trước chủ yếu do số ngày làm việc trong tháng ít hơn 3 ngày và các sản phẩm Galaxy S9, S9+ được Samsung tập trung xuất khẩu trong tháng 3. Tuy nhiên, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2018, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,0 tỷ USD, giảm 12,5% so với tháng trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,20 tỷ USD, giảm 14,4%.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 4 đều có kim ngạch giảm so với tháng trước, trong đó một số mặt hàng giảm mạnh: Sắt thép giảm 32,1%; điện thoại và linh kiện giảm 24,1%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 11,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 12,5%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 20,28 tỷ USD, tăng 17,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm tới 72,5% tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 53,48 tỷ USD, tăng 19,4%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 56,4%; giày dép tăng 13,5%; hàng dệt may tăng 12,1%.
Tiếp đến là EU tăng 16%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 41,9%; điện thoại và linh kiện tăng 30,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 7,9%.
Trung Quốc tăng 29%, trong đó điện thoại và linh kiện gấp gần 3,7 lần cùng kỳ năm trước; rau quả tăng 24%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23%.
Thị trường ASEAN tăng 16,4%, trong đó gạo tăng 159%; sắt thép tăng 52,5%; điện thoại và linh kiện tăng 16%.
Nhật Bản tăng 15,2%, trong đó hàng dệt may tăng 24,1%;phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 17,2%.
Hàn Quốc tăng 31,2%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 46,2%; điện thoại và linh kiện tăng 37,4%; hàng dệt may tăng 22,6%.
Nhập khẩu
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 ước tính đạt 17,50 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước.
Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,90 tỷ USD, giảm 7,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,60 tỷ USD, giảm 7,2%. Tuy nhiên, tăng nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 4,4%; chất dẻo giảm 10,6%; lúa mỳ giảm 13,4%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 18,9%; khí đốt hóa lỏng giảm 19,3%; xăng dầu giảm 19,6%; cao su giảm 23,9%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 70,37 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 28,06 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 42,31 tỷ USD, tăng 9,3%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 19,8%; vải tăng 5,6%.
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu tăng 7,6%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 39,5%; điện thoại và linh kiện tăng 13,7%.
ASEAN tăng 14,5%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 22,9%;điện tử, máy tính và linh kiện tăng 18,9%; xăng dầu tăng 17,8%.
Nhật Bản tăng 16,1%, trong đó linh kiện và phụ tùng ô tô tăng 36%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 33,8%.
EU tăng 9,7%, trong đó chất dẻo nguyên liệu tăng 41,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 23,6%.
Hoa Kỳ tăng 18%, trong đó thức ăn gia súc và NPL tăng 28,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 7,3%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 3 xuất siêu 2,26 tỷ USD. Tháng 4 ước tính tiếp tục xuất siêu 700 triệu USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm xuất siêu 3,39 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,78 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,17 tỷ USD.
Trước đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 3/2018 vừa qua đạt 21.133 triệu USD là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. So với số ước tính, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2018 cao hơn 1.333 triệu USD.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 3 /2018 đạt 18.875 triệu USD, thấp hơn 125 triệu USD so với số ước tính.
Theo đại diện Bộ Công thương cho biết, đây là các thị trường lớn, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đa dạng và có nhiều phân khúc thị trường phù hợp với sản phẩm thương hiệu Việt từ hàng cao cấp đến hàng tiêu dùng bình dân.
Tại hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu sáng 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 5 câu hỏi lớn cần được giải quyết để xuất khẩu của Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Vincom 20 năm tiên phong thay đổi xu hướng tiêu dùng, tạo giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cộng đồng và xã hội, khẳng định vị thế thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.