Tiêu điểm
Chính phủ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức độ tiêu thụ rượu bia
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia (được Chính phủ trình Quốc hội sáng 9/11) nhằm ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động ở Việt Nam.
Về chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu bia, bà Thuý Anh cho biết, Ủy ban này đồng tình với chính sách "tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia" nhằm tạo rào cản kỹ thuật pháp lý trong việc tiếp cận rượu bia, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Cơ quan thẩm tra cho rằng đây là giải pháp cần thiết trong điều kiện Việt Nam là một trong những nước có giá rượu, bia rẻ nhất thế giới (trung bình giá một lít bia bằng giá 1/2 lít sữa) và nằm trong nhóm các nước mà người dân rất dễ dàng mua, sử dụng rượu bia.
Trước xu hướng trẻ hóa người sử dụng rượu bia và những nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật và hệ lụy xã hội, Uỷ ban thẩm tra Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ bổ sung việc "ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia đối với thanh niên, người chưa thành niên" và bổ sung các quy định cụ thể hướng trực tiếp đến giới trẻ để phù hợp với mục đích và quan điểm xây dựng luật nhằm phòng ngừa từ xa và giảm thiểu các hậu quả về xã hội do rượu, bia.
Với các hành vi bị nghiêm cấm, khoản 4 điều 5 dự thảo luật quy định cấm ép buộc người dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia.
Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu và thể hiện khoản này theo hướng cấm "ép buộc người khác sử dụng rượu bia; cho người dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia", "sử dụng người dưới 18 tuổi trong hoạt động sản xuất và buôn bán rượu bia" để đảm bảo tính toàn diện và bao quát hơn.
Về kiểm soát việc quảng cáo rượu bia, Ủy ban nhất trí với quy định kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo như dự thảo Luật để hạn chế khả năng tiếp cận và tính sẵn có của rượu bia, đồng thời, đánh giá cao việc Chính phủ đã quy định linh hoạt mức độ kiểm soát quảng cáo khác nhau đối với những sản phẩm rượu bia có nồng độ cồn khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, hầu hết các sản phẩm bia trên thị trường có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ, do vậy, Chính phủ cần cân nhắc khi chỉ quy định không được quảng cáo bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh và phương tiện quảng cáo ngoài trời với sản phẩm bia từ 5,5 độ đến dưới 15 độ cồn để không tạo ra khoảng trống pháp lý đối với kiểm soát quảng cáo bia.
Liên quan đến điều kiện kinh doanh rượu, dự thảo luật mới chỉ nêu nguyên tắc của việc quy định điều kiện sản xuất rượu nhưng lại giao Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu, theo cơ quan thẩm tra là chưa phù hợp. Uỷ ban đề nghị Chính phủ quy định cụ thể, minh bạch về điều kiện kinh doanh rượu ngay trong dự thảo luật và quy định nguyên tắc về trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, phân phối rượu.
Dự thảo luật quy định "vận động các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh chấm dứt việc sản xuất rượu".
Cơ quan thẩm tra cho rằng, quy định này mới chỉ mang tính "vận động" mà không mang tính quy phạm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công. Trong điều kiện nhu cầu sản xuất và sử dụng rượu tự nấu trong cộng đồng dân cư còn rất phổ biến thì ý nghĩa điều chỉnh thực tiễn của quy phạm rất hạn chế.
Do vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc theo hướng quy định cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải đảm bảo an toàn thực phẩm và đăng ký việc sản xuất rượu với Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, cần nghiên cứu cụ thể hóa quy định của dự thảo luật về các giải pháp hỗ trợ các gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.
Điều 3 dự thảo luật quy định Chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp rượu, bia; giảm sản lượng sản xuất rượu thủ công không có giấy phép kinh doanh.
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia.
- Bảo đảm nguồn tài chính cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bộ Tài chính vẫn quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều loại hàng hóa
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.