Tiêu điểm
Chính phủ duyệt đề xuất 3 luật về đất đai, bất động sản có hiệu lực từ 1/7
Chính phủ đã thông qua đề nghị đưa Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực sớm hơn nửa năm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17/5/2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024.
Theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và môi trường, Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như trong luật đã quy định. Mục đích của việc này nhằm xây dựng nghị quyết của Quốc hội để cho phép luật sớm đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.
Việc thi hành sớm Luật Đất đai nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng và hiệu quả sử dụng cao nhất của nguồn lực đất đai.
Luật sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho người dân.
Mặt khác, Luật Đất đai cùng với các luật liên quan có hiệu lực sẽ củng cố lòng tin, thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi vào cuối năm 2024 và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh Luật Đất đai, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 17/5/2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15.
Nếu được Quốc hội thông qua, hai bộ luật này cùng với Luật Đất đai sẽ cùng có hiệu lực từ 1/7/2024.
Được biết, theo dự kiến, kỳ họp thứ 7 của Quốc hội (tháng 05-06/2024) sẽ xem xét đề xuất của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị áp dụng sớm sáu tháng kể từ ngày 1/7 đối với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dự kiến xem xét hai dự thảo nghị quyết thí điểm của Quốc hội về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở và thí điểm thực hiện tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với đối tượng thí điểm là các dự án đầu tư công nhóm B, C.
Để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét cho phép áp dụng sớm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản kể từ ngày 1/7, các bộ, ngành đang nỗ lực hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành hơn 20 nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật liên quan để cùng có hiệu lực đồng bộ.
Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7
Các điều kiện để sớm thi hành Luật Đất đai
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân, các bộ ngành đang huy động mọi nguồn lực, gấp rút hoàn thành các điều kiện để đưa Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7.
Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo nóng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, nhằm có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép luật có hiệu lực sớm từ 1/7 thay vì 1/1/2025.
Luật Đất đai mới tác động thế nào đến giá bất động sản
Bên cạnh các yếu tố có thể đẩy tăng giá bất động sản, cũng có ý kiến cũng cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 sẽ góp phần kiểm soát giá bất động sản.
Doanh nghiệp kỳ vọng gì từ Luật Đất đai sửa đổi
Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua với nhiều nội dung mới, có tính đột phá được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực đất đai, tháo gỡ “nút thắt" pháp lý cho các dự án, sớm bổ sung nguồn cung mới, tạo ra sức bật giúp thị trường bất động sản hồi phục.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.