Bất động sản
Các điều kiện để sớm thi hành Luật Đất đai
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân, các bộ ngành đang huy động mọi nguồn lực, gấp rút hoàn thành các điều kiện để đưa Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7.
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa, Luật Đất đai sẽ được Quốc hội xem xét quyết định về hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, hiện khối lượng các công việc chuẩn bị, hướng dẫn thi hành bộ luật này vẫn còn rất lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ như tài nguyên và môi trường, tài chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động thương binh và xã hội, nội vụ, tư pháp và chính quyền địa phương các cấp đã khẩn trương huy động các nguồn lực.
Trong một thời gian ngắn, với tiến độ rất gấp, các bộ ngành đã phải thực hiện khối lượng công việc rất nhiều, đòi hỏi chất lượng cao, để triển khai xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Các văn bản này bao gồm nghị định, thông tư, các quyết định, văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương.
Riêng với Bộ Tài nguyên và môi trường, đến thời điểm hiện nay, bộ được giao dự thảo sáu nghị định và bốn thông tư, hiện bộ đã hoàn thành các dự thảo.
Các dự thảo này cũng đã được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định. Dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ trình Chính phủ các nghị định hướng dẫn thi hành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ và các địa phương cũng đang gấp rút hoàn thiện các nội dung công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của mình, để trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền, đảm bảo đủ các điều kiện báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội, đề nghị cho phép Luật Đất đai có hiệu lực vào ngày 1/7/2024.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng được giao tham mưu với Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Bộ Tài nguyên và môi trường đã hoàn thành các thủ tục, báo cáo Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để đồng bộ các nghị quyết, dự thảo nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo các điều kiện về việc xây dựng văn bản.
Ngoài ra, theo ông Ngân, để Luật Đất đai có hiệu lực sớm thì công tác tuyên truyền, phổ biến luật cũng hết sức quan trọng.
Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị triển khai Luật Đất đai trên toàn quốc, phạm vi từ thường trực tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân đến các cán bộ chuyên ngành.
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai hội nghị toàn quốc trong ngành tư pháp. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị cho các báo cáo viên toàn quốc.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024. Có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tích cực phối hợp với các địa phương để tiếp tục phổ biến, nhằm sớm đưa Luật Đất đai vào cược sống.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan truyền thông khác tập trung đưa các thông tin về những chính sách mới của Luật Đất đai để người dân, doanh nghiệp, người sử dụng đất và các đối tượng có liên quan nắm bắt kịp thời.
Khi Luật Đất đai có hiệu lực, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật, nhận thức về Luật Đất đai mới sẽ tạo thành hành lang pháp lý đồng bộ trong việc thi hành luật theo đúng chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 18, ông Ngân nhấn mạnh.
Trước đó, sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024, để sớm phát huy nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đưa các chính sách đất đai đi vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành có liên quan khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm vào ngày 1/7/2024.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa qua, ông Ngân cho rằng, Luật Đất đai có hiệu lực sớm được kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Luật Đất đai năm 2024 đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết 18 về các chính sách đất đai. Luật được quy định nhiều nội dung sửa đổi như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất, tài chính về đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai…
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt các chi phí tuân thủ và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động cho chính quyền địa phương.
Luật Đất đai 2024 giúp tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn thực hiện Luật Đất đai năm 2013, đồng thời rút ngắn thời gian và chi phí trong việc giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội.
Qua đó, bộ luật sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, trong đó có việc phát triển lành mạnh của thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường nhận định.
Những vấn đề lớn của Luật Đất đai được sửa đổi thế nào
Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo nóng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, nhằm có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép luật có hiệu lực sớm từ 1/7 thay vì 1/1/2025.
Luật Đất đai mới tác động thế nào đến giá bất động sản
Bên cạnh các yếu tố có thể đẩy tăng giá bất động sản, cũng có ý kiến cũng cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 sẽ góp phần kiểm soát giá bất động sản.
Doanh nghiệp kỳ vọng gì từ Luật Đất đai sửa đổi
Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua với nhiều nội dung mới, có tính đột phá được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực đất đai, tháo gỡ “nút thắt" pháp lý cho các dự án, sớm bổ sung nguồn cung mới, tạo ra sức bật giúp thị trường bất động sản hồi phục.
10 điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua
Bên cạnh nhiều điểm mới giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, Luật Đất đai sửa đổi vừa chính thức được thông qua vẫn còn những điểm nghẽn chưa được khơi thông.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.