Chính phủ lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Trần Anh Thứ ba, 14/03/2023 - 15:21

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025.

Ngày 10/3/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Trưởng ban chỉ đạo là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó trưởng ban là Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Các thành viên trong ban gồm các lãnh đạo cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, phó chủ tịch của nhiều bộ ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư….

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề uqan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện QĐ 689 và các vấn đề vượt thẩm quyền Bộ, ngành.

Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện QĐ 689.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 mới được ban hành cuối năm ngoái, với mục tiêu tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. 

Nội dung đề án chỉ rõ những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh và phát triển bền vững.

Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.

Quyết định 689 sẽ triển khai thí điểm áp dụng theo phương pháp nâng cao tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

Theo đó, các TCTD cần phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ tối thiểu đến năm 2025. Cụ thể, đối với các TCTD đang hoạt động (không bao gồm NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt):

Thứ nhất, với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn có vốn điều lệ tối thiếu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài có vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

Thứ hai, với các công ty tài chính, vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng.

Thứ ba, với các công ty cho thuê tài chính, vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.

Riêng NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt: phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).

Quyết định mới cũng nêu ra cụ thể nhóm các giải pháp cơ cấu lại TCTD. Các TCTD xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các TCTD bao gồm: tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

Cùng với việc xác định mục tiêu đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD, Chính phủ chỉ đạo công tác xử lý nợ xấu, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).

Để thực hiện tốt mục tiêu trong xử lý nợ xấu, Quyết định số 689 đưa ra các giải pháp cụ thể, trong đó, chú trọng việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định pháp luật; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm (TSBĐ); thu nợ và xử lý TSBĐ; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, nhằm bảo đảm thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ, hạn chế thiệt hại cho các TCTD.

Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Tiêu điểm -  2 năm
Theo các chủ đầu tư, nếu cơ chế mới (do Bộ Công thương ban hành, hướng dẫn) được áp dụng, 34 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng vốn đầu tư gần 85 nghìn tỷ đồng (trong đó có khoảng 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ ngân hàng) sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu…
Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Tiêu điểm -  2 năm
Theo các chủ đầu tư, nếu cơ chế mới (do Bộ Công thương ban hành, hướng dẫn) được áp dụng, 34 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng vốn đầu tư gần 85 nghìn tỷ đồng (trong đó có khoảng 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ ngân hàng) sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu…
Bộ đôi thẻ xanh ‘theo dõi’ dấu chân carbon đầu tiên tại Việt Nam

Bộ đôi thẻ xanh ‘theo dõi’ dấu chân carbon đầu tiên tại Việt Nam

Tài chính -  7 giờ

Với tính năng theo dõi dấu chân carbon trên mỗi chi tiêu, bộ đôi thẻ Techcombank Visa Eco không chỉ là phương tiện thanh toán hiện đại mà còn là tuyên ngôn của một thế hệ sống có trách nhiệm.

Doanh nghiệp cho vay ngang hàng, cầm đồ muốn huy động vốn dài hạn

Doanh nghiệp cho vay ngang hàng, cầm đồ muốn huy động vốn dài hạn

Tài chính -  11 giờ

Để thu hút được dòng vốn tổ chức, doanh nghiệp tài chính thay thế cần chứng minh năng lực vận hành, kiểm soát nội bộ, trải nghiệm khách hàng, tiêu chuẩn quản trị...

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

Tài chính -  2 ngày

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

Tài chính -  4 ngày

Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tài chính -  4 ngày

Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.

Thaco Bus giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần xe khách tại Việt Nam

Thaco Bus giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần xe khách tại Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 giờ

6 tháng đầu năm 2025, Thaco Auto đã bàn giao hơn 1.200 xe bus thế hệ mới mang thương hiệu Thaco Bus, chiếm 70% thị phần, khẳng định vị thế dẫn đầu của Thaco Auto trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng xe khách tại thị trường nội địa.

Victoria School tiên phong triển khai giáo dục AI nhân ái, kiến tạo công dân số toàn diện

Victoria School tiên phong triển khai giáo dục AI nhân ái, kiến tạo công dân số toàn diện

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Hệ thống giáo dục Victoria School, đối tác chiến lược của UNESCO trong dự án “Trường học hạnh phúc”, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với AI4S (AI for Schools) để triển khai chương trình giáo dục trí tuệ nhân tạo (AI) nhân ái cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.

Bộ đôi thẻ xanh ‘theo dõi’ dấu chân carbon đầu tiên tại Việt Nam

Bộ đôi thẻ xanh ‘theo dõi’ dấu chân carbon đầu tiên tại Việt Nam

Tài chính -  7 giờ

Với tính năng theo dõi dấu chân carbon trên mỗi chi tiêu, bộ đôi thẻ Techcombank Visa Eco không chỉ là phương tiện thanh toán hiện đại mà còn là tuyên ngôn của một thế hệ sống có trách nhiệm.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Tiêu điểm -  8 giờ

Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

PVFCCo – Phú Mỹ hợp tác toàn diện với BSR

PVFCCo – Phú Mỹ hợp tác toàn diện với BSR

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) hợp tác toàn diện với Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) nhằm nâng cao chuỗi liên kết trong Petrovietnam.

Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia Hải Phòng

Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Cầu Hoàng Gia do Tập đoàn Vingroup đầu tư, kết nối trực tiếp dự án Vinhomes Royal Island với trung tâm thành phố đã chính thức thông xe. Với việc rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm chỉ còn 5 phút - cầu Hoàng Gia sẽ đưa Vũ Yên thành cực tăng trưởng mới, đóng góp vào kỷ nguyên phát triển của kinh tế Hải Phòng.

Người từ Tập đoàn Thành Công được đề cử vào ban lãnh đạo PGBank

Người từ Tập đoàn Thành Công được đề cử vào ban lãnh đạo PGBank

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Các nhân sự đến từ Tập đoàn Thành Công được đề cử vào ban lãnh đạo của PGBank trong bối cảnh ngân hàng này có sự hiện diện của ba cổ đông lớn.

Đọc nhiều