Tiêu điểm
Chính phủ sẽ trả nợ công gần 454 nghìn tỷ đồng trong năm nay
Nợ công Chính phủ dự kiến trả trong năm 2024 nhiều hơn năm ngoái 39%.
Kế hoạch vay, trả nợ công 2024 được Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký phê duyệt ngày 1/4.
Theo đó, trong năm nay, Chính phủ vay tối đa 676.057 tỷ đồng, tăng hơn 4,9% so với năm ngoái.
98% khoản vay này sẽ dùng để cân đối ngân sách trung ương, để cho vay lại khoảng 16.123 tỷ. Nguồn huy động chủ yếu từ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, ưu đãi nước ngoài.
Về trả nợ, Chính phủ dự kiến trả khoảng 453.990 tỷ đồng, tăng hơn 126.700 tỷ so với năm ngoái. Trong đó, nợ trực tiếp của Chính phủ 395.874 tỷ đồng, các dự án cho vay lại khoảng 58.116 tỷ đồng.
Chính quyền các địa phương sẽ vay khoảng 30.619 tỷ và trả nợ 6.993 tỷ đồng.
Hạn mức tối đa với khoản vay thương mại nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh theo hình thức doanh nghiệp tự vay tự trả là 6,9 tỷ USD.
Riêng với các khoản tự vay tự trả ngắn hạn dưới 12 tháng, quyết định nêu rõ, doanh nghiệp chỉ được tăng tối đa 18 - 20% so với cuối năm 2023. Trường hợp vượt giới hạn này, Bộ Tài chính trình Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2024 – 2026, Chính phủ sẽ vay khoảng hơn 1.862,2 nghìn tỷ đồng. 98% khoản vay này vẫn dành cho ngân sách trung ương, còn lại vay về cho vay lại.
Tổng nợ mà Chính phủ dự kiến trả trong ba năm tới hơn 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó 89% trả nợ trực tiếp và 11% nợ vay lại.
Chính phủ đảm bảo các khoản vay được cấp bảo lãnh nằm trong hạn mức đã phê duyệt, mức rút vốn không vượt quá nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.
Năm 2023, các chỉ tiêu nợ của Việt Nam đều trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê duyệt.
Nợ công đến cuối năm ngoái khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều mức trần 60% Quốc hội đề ra.
Nợ công sẽ tăng thêm hơn 75 tỷ USD trong 3 năm tới
Nợ công sẽ tăng thêm hơn 75 tỷ USD trong 3 năm tới
Riêng năm nay, Chính phủ dự kiến vay hơn 27 tỷ USD gồm vay trong nước gần 23 tỷ USD và vay nước ngoài 4 tỷ USD.
Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch
Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP thấp hơn mức trần do Quốc hội đặt ra, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, rủi ro khủng hoảng nợ công là hoàn toàn hiện hữu, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách tăng cao.
Moody’s: Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ giúp Việt Nam ổn định nợ công
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam (xếp hạng Ba3) sẽ được tiếp tục trong vài năm tới, giúp tình hình nợ công ổn định.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công
85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể của kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV.
FPT đầu tư thêm 800 tỷ đồng vào mảng trí tuệ nhân tạo
FPT Smart Cloud, công ty con trực thuộc FPT đã được tập đoàn mẹ tăng vốn điều lệ, nhằm gia tăng vị thế trong mảng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
11 chính sách kinh tế Donald Trump đề xuất nếu tái đắc cử
11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái
Ông Trần Huy Tuấn vừa được bầu giữ chức bí thư tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Để đón làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam
Trong bối cảnh đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.
BCG Energy hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận
Giai đoạn 2 Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ và những dự án điện mặt trời áp mái đi vào vận hành nên BCG Energy đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.
Gỡ 'nút thắt gốc': Việc căn cơ và cấp bách
Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.