Tiêu điểm
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2023
Từ tháng 3/2023, nhiều chính sách mới sẽ được đi vào thực thi, nổi bật trong đó là các quy định liên quan đến vị trí lãnh đạo trong các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính; người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; hộ chiếu
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
Thông tư số 11/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính sẽ có hiệu lực từ ngày 31/3/2023.
Theo Thông tư, cơ cấu hội đồng quản lý gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, UBND cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập; đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Số lượng thành viên hội đồng quản lý từ 5 đến 11 người, gồm chủ tịch hội đồng quản lý, thư ký hội đồng quản lý và các thành viên hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, hội đồng quản lý có thể có phó chủ tịch hội đồng quản lý.
Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản lý không quá 5 năm.
Lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng
Thông tư 21/2022/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Ngân hàng có hiệu lực kể từ 1/3/2023.
Thông tư nêu rõ 10 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực ngân hàng gồm: chủ tịch hội đồng quản lý; thành viên hội đồng quản lý; tổng giám đốc; phó tổng giám đốc; trưởng phòng và tương đương; phó trưởng phòng và tương đương; giám đốc chi nhánh; phó giám đốc chi nhánh; trưởng phòng và tương đương trực thuộc chi nhánh; phó trưởng phòng và tương đương trực thuộc chi nhánh.
Bên cạnh đó, thông tư này cũng nêu rõ nội dung của các bản mô tả công việc bao gồm: mục tiêu vị trí việc làm; các công việc và tiêu chí đánh giá; các mối quan hệ công việc; phạm vi quyền hạn; yêu cầu về trình độ, năng lực...
Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
Ngày 23/12/2022, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 37/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.
Theo thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ của một nước thành viên nếu hàng hóa đó: có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó; đáp ứng các quy định trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ; được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên.
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - thương binh và xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.
Theo thông tư này, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo bốn mức. Mức 1 là 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng); mức 2 là 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng); mức 3 là 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng); mức 4 là 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).
Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng thì mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại phụ lục I của Thông tư 24 và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng.
Cụ thể, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng. Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử
Từ 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký của người cấp.
Hộ chiếu gắn chíp điện tử là điều kiện tiên quyết và là cơ sở để tự động hóa công tác kiểm soát cửa khẩu, tạo thuận lợi cho việc đi lại, xuất nhập cảnh giữa các nước (nhất là các nước có ứng dụng công nghệ nhận dạng sinh trắc học để kiểm soát hộ chiếu điện tử tại một số cửa khẩu quốc tế).
Hộ chiếu điện tử không chỉ lưu trữ các thông tin được viết trên giấy như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch… mà còn có khả năng lưu trữ các thông tin sinh trắc học của con người như vân tay, mống mắt, khuôn mặt, nhóm máu…
Người được cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử sẽ được phía nước ngoài ưu tiên khi xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh.
Kinh nghiệm truyền thông chính sách của Quảng Ninh
Cuộc đua cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế
Miếng bánh thị phần khách du lịch quốc tế sẽ được phân chia lại khi toàn cầu đang diễn ra cuộc chạy đua gây cấn để phục hồi ngành công nghiệp không khói. Trong cuộc đua này, đã ghi nhận những chính sách cực kỳ linh hoạt, nhạy bén của nhiều quốc gia nhằm đón dòng khách “vàng” bùng nổ sau dịch.
Vấn đề không nằm ở chính sách visa
Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định chính sách visa hiện tại của Việt Nam rất thông thoáng và thuận lợi. Do đó, chính sách visa không nằm trong các nguyên nhân mà ông nêu ra khiến mục tiêu năm nay đón 5 triệu khách du lịch quốc tế không đạt.
Nhầm lẫn trong truyền thông chính sách
Từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông nên chính quyền các cấp không làm công việc này, không cung cấp thông tin cho báo chí, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ nhà nước cho báo chí.
Luật hóa chính sách tận thu mỏ dầu khí
Luật Dầu khí (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung mới về khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu. Đây là chính sách được đánh giá mang tính đột phá, cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, tăng thu ngân sách trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sắp cạn.
F88 biến 850 cửa hàng tài chính thành phòng giao dịch ngân hàng
Với hợp tác toàn diện mới đây, F88 giúp ngân hàng MB tiếp cận các khu vực xa xôi, nơi các chi nhánh ngân hàng chưa thể có mặt.
The OpusK tạo cú hích cho thị trường bất động sản cuối năm
Mảnh ghép cuối cùng của dự án The Metropole Thủ Thiêm - The OpusK chính thức ra mắt và tạo “cơn sốt” cho thị trường bất động sản cao cấp TP.HCM
3 năm Tập đoàn TH 'Tô Cam' vì hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái
Trong suốt ba năm qua, chiến dịch Tô Cam của Tập đoàn TH đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng.
Chính phủ giảm còn 13 bộ và 4 cơ quan ngang bộ
Chính phủ dự kiến giảm còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, cắt giảm hàng trăm đơn vị nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Vinhomes nhận giải Nhà phát triển bất động sản nhà ở tốt nhất Việt Nam
Vinhomes vừa được Tạp chí tài chính toàn cầu Euromoney vinh danh ở hạng mục danh giá nhà phát triển bất động sản nhà ở tốt nhất Việt Nam năm 2024.
Luật Đầu tư công 2024: Đột phá trong quản trị nhà nước
Luật Đầu tư công 2024 thể hiện vai trò quản trị nhà nước, thúc đẩy thực thi nhanh gọn, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Tính toán của iPOS.vn trong cơn khủng hoảng ngành F&B
iPOS.vn chủ động đóng cửa một số văn phòng nhằm tối ưu chi phí, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nhân sự lẫn khách hàng.