Cuộc đua cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế

Ngọc Ánh Thứ hai, 27/02/2023 - 15:49

Miếng bánh thị phần khách du lịch quốc tế sẽ được phân chia lại khi toàn cầu đang diễn ra cuộc chạy đua gây cấn để phục hồi ngành công nghiệp không khói. Trong cuộc đua này, đã ghi nhận những chính sách cực kỳ linh hoạt, nhạy bén của nhiều quốc gia nhằm đón dòng khách “vàng” bùng nổ sau dịch.

Cuộc đua về chính sách thị thực

Hiệu quả thu hút du khách nhờ nới lỏng chính sách visa đã được thấy rõ khi Hàn Quốc áp dụng hình thức multiple visa - thị thực cho phép ra vào nhiều lần từ cuối năm 2018. Loại hình visa này có thời hạn lưu trú 30 ngày và không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong 5 năm. Chính sách này đã được đất nước kim chi nhanh chóng áp dụng trở lại sau đại dịch. Chỉ 3 tháng sau khi được kích hoạt, đến tháng 9/2022, lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc đã tăng 7 lần từ 1.000 lên 7.000 lượt khách/tuần.

Trong khi đó, chính sách e-visa Quan Hồng của Đài Loan (Trung Quốc) được mở lại vào tháng 11/2022 hướng đến nhóm khách đi theo tour, đoàn qua các công ty lữ hành được chỉ định với thủ tục đơn giản, thuận tiện, không mất phí và có thể nhận visa trong “một nốt nhạc”. Công dân của 5 nước Đông Nam Á và Ấn Độ nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được miễn visa nhập cảnh Đài Loan với thời hạn 90 ngày, lưu trú đến 30 ngày và trong thời gian còn hiệu lực, visa có thể sử dụng nhiều lần.

Cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế, cuộc chạy đua ngày càng gay cấn
Nhiều quốc gia công bố chính sách visa hấp dẫn để hút khách quốc tế. Ảnh minh họa

Thời điểm mới áp dụng, chính sách này ngay lập tức đã cho thấy hiệu quả khi lượng khách Việt Nam đến Đài Loan tăng đến 100% so với cùng kỳ, lượng khách từ Philippines và Thái Lan cũng đã tăng gấp đôi trong vòng ba năm.

Những chính sách thị thực đặc biệt hướng tới tinh gọn thủ tục, giảm rào cản cho khách quốc tế kể trên đã thể hiện rõ quyết tâm vực dậy du lịch của các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát và nhu cầu du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên chính sách visa với khách quốc tế thì nhiều nước trong khu vực đã linh hoạt điều chỉnh chính sách thị thực, nhanh chóng nắm cơ hội khi “cờ đã đến tay”. Không cần phải đưa ra một loại hình visa nào quá đặc biệt, mà chỉ cần điều chỉnh chính sách hiện có theo hướng kéo dài thời gian lưu trú và cho phép du khách có thể xuất/nhập cảnh nhiều lần là đã có thể mang lại hiệu quả tích cực cho ngành du lịch.

Cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế, cuộc chạy đua ngày càng gay cấn 1
Thái Lan đặt mục tiêu thu hút tới 30 triệu khách quốc tế năm 2023. Ảnh Shutterstock

Đó là câu chuyện của Thái Lan, khi quốc gia này kéo dài thời gian lưu trú cho khách quốc tế từ mức 30 ngày lên 45 ngày, từ 15 ngày lên 30 ngày vào cuối năm 2022 nhằm tăng chi tiêu của du khách, đặc biệt trong bối cảnh những chuyến du lịch dài ngày sau thời gian “ngủ đông” vì dịch đang lên ngôi.

Bên cạnh đó, nước này cũng ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao trải nghiệm của du khách trong quá trình xin và sử dụng e-visa, cho phép du khách được nhập cảnh nhiều lần vào Thái Lan khi visa còn hiệu lực. Nhờ vậy, năm 2022, Thái Lan đã đón 11,8 triệu lượt khách, vượt mục tiêu 8 triệu lượt khách.

Xuất hiện nhiều chính sách đặc biệt

Cuối năm 2022, có khoảng hơn 50 quốc gia đã triển khai các chương trình thị thực dành cho nhóm đối tượng du mục kỹ thuật số (digital nomad) - những người thường xuyên xê dịch, làm việc từ xa qua các thiết bị công nghệ và không bị phụ thuộc vào địa điểm cố định. Sau đại dịch Covid-19, mô hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp dần thay đổi, cho phép người lao động làm việc từ xa nhiều hơn. Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia nhanh nhạy chớp thời cơ đón và giữ chân “du mục kỹ thuật số”, đặc biệt là giới có tri thức và thu nhập cao.

Lợi ích từ việc thu hút nhóm du mục kỹ thuật số này không hề nhỏ. Ước tính với khoảng 35 triệu digital nomad trên toàn thế giới, nhóm này đóng góp tới 787 tỷ USD mỗi năm cho kinh tế toàn cầu (theo trang Two Tickets Anywhere). Trong 10 điểm đến phổ biến nhất của giới du mục này, Đông Nam Á có đến 4 cái tên gồm Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế, cuộc chạy đua ngày càng gay cấn 2
Nhiều quốc gia tung chính sách visa đặc biệt dành riêng cho nhóm du mục kỹ thuật số. Ảnh Shutterstock.

Khu vực Đông Nam Á vốn là vùng đất lý tưởng của hàng chục triệu khách du lịch mỗi năm thời điểm trước Covid-19, đồng thời cũng là nơi ở và làm việc từ xa của nhiều người. Do đó các quốc gia trong khu vực này đang cân nhắc những chính sách phù hợp nhất hướng đến nhóm đối tượng ở lâu dài, chi tiêu nhiều như giới du mục kỹ thuật số. Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã tiên phong triển khai các chương trình cấp thị thực dành riêng cho dân du mục kỹ thuật số.

Theo đó, tháng 9/2022, Thái Lan ra mắt chương trình cung cấp thị thực dài hạn (TLR) dành cho 4 nhóm ứng viên nước ngoài, trong đó bao gồm dân du mục kỹ thuật số có tay nghề cao. Chương trình nhằm mục đích biến Thái Lan thành lựa chọn “ngôi nhà thứ hai” hấp dẫn cho công dân toàn cầu và mở rộng nhóm chuyên gia lành nghề kinh doanh tại quốc gia này. Giới chức Thái Lan hy vọng, chương trình sẽ giúp thu hút một triệu người nước ngoài trong vòng 5 năm tới, kéo theo những khoản đầu tư mới trị giá 800 tỉ baht (21 tỷ USD) vào nền kinh tế.

Malaysia cũng đã triển khai chương trình thị thực du mục kỹ thuật số với những điều kiện thoáng hơn, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm làm việc từ xa lớn của khu vực và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nước. Theo đó, những người làm việc từ xa được phép ở lại Malaysia trong thời gian tối đa 12 tháng, với yêu cầu thời gian lưu trú tối thiểu 3 tháng.

Bộ Du lịch Indonesia cho biết, hơn 3.000 người du mục kỹ thuật số, chủ yếu là người Đức, Anh và Nga đã tới Indonesia trong 8 tháng đầu năm 2022. Phần lớn trong số này sống và làm việc tại đảo Bali. Chương trình thị thực làm việc từ xa “ngôi nhà thứ hai”, cho phép người nước ngoài đủ điều kiện lưu trú hợp pháp tại quốc gia này trong 5-10 năm, và được miễn thuế nếu thu nhập của họ đến từ các doanh nghiệp có trụ sở bên ngoài Indonesia.

Riêng với Singapore, đảo quốc không chỉ có chính sách cởi mở khi miễn visa cho công dân 162 nước, e-visa nhanh chóng với đa dạng các loại hình từ ra vào 1 lần đến nhiều lần trong thời hạn 2 năm, thời gian tạm trú lên đến 90 ngày, có thể tiếp tục gia hạn thêm từ 30 đến 89 ngày, mà gần đây còn công bố chính sách “Visa tinh hoa” để hút dòng khách cao cấp và giới chuyên gia quốc tế. Chính sách “Visa tinh hoa” cung cấp thị thực 5 năm cho người có thu nhập cao kèm theo cho phép vợ/chồng của họ được quyền lao động tại quốc gia này.

Cạnh tranh chính sách visa đón khách quốc tế, cuộc chạy đua ngày càng gay cấn 3
Singapore triển khai chính sách “Visa tinh hoa” để hút dòng khách cao cấp và giới chuyên gia quốc tế. Ảnh Shutterstock

Nếu đặt ra các yêu cầu thị thực quá cao, các quốc gia sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, khiến dòng người du mục kỹ thuật số rời đi, chuyển đến những địa điểm hấp dẫn hơn.

Nhờ các chính sách thuận lợi, Đức cũng thu hút hơn 150.000 công nhân du mục kỹ thuật số vào năm ngoái, cao nhất trong số các quốc gia cung cấp thị thực du mục kỹ thuật số, theo báo cáo của Công ty phân tích lực lượng lao động Revelio Labs. Trong khi đó, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Tây Ban Nha đã chào đón hơn 100.000 người du mục kỹ thuật số năm 2022. Cũng theo báo cáo này, số lượng người Mỹ chọn trở thành những người du mục kỹ thuật số đã tăng 100% từ năm 2021 đến năm 2022.

Cuộc đua chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế rõ ràng đang rất sôi động và gay cấn. Bởi lẽ ai cũng hiểu: khách quốc tế chính là “mỏ vàng” mang về nguồn ngoại tệ khổng lồ cho các quốc gia.

Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Tiêu điểm -  2 năm
Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.
Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Tiêu điểm -  2 năm
Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.
Trăn trở với 'mỏ vàng' du lịch nông nghiệp

Trăn trở với 'mỏ vàng' du lịch nông nghiệp

Leader talk -  2 năm

Du lịch nông nghiệp (bao gồm cả nông thôn) lâu nay chưa có trong chương trình giảng dạy của các trường đại học, thậm chí không có cả chuyên đề lẫn ngoại khóa. Sau đại dịch Covid - 19, du lịch nông nghiệp được quan tâm, trở thành xu thế tất yếu toàn cầu.

Lên và xuống với những con số ngành du lịch đầu năm

Lên và xuống với những con số ngành du lịch đầu năm

Tiêu điểm -  2 năm

Chỉ trong tháng 1, Việt Nam đã đón tới 871.000 khách quốc tế, 13 triệu khách nội địa, đạt 10% chỉ tiêu năm. Tuy số lượng khách du lịch tăng, doanh thu từ lĩnh vực du lịch giảm 30% so với cùng kỳ.

Du lịch nhiều tỉnh ‘thắng’ lớn dịp Tết Nguyên đán

Du lịch nhiều tỉnh ‘thắng’ lớn dịp Tết Nguyên đán

Tiêu điểm -  2 năm

Số lượt khách nội địa trong dịp nghỉ Tết 2023 tăng gần 50% so với kỳ nghỉ Tết của năm ngoái.

Nhu cầu du lịch nhóm gia đình đang phục hồi

Nhu cầu du lịch nhóm gia đình đang phục hồi

Tiêu điểm -  2 năm

Kết quả khảo sát cho thấy các gia đình ưa chuộng những địa điểm lưu trú bình dân, cũng như các khu nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ, tiện ích.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  40 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.