Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ bị thanh tra thuế
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Hiện Hà Nội có trên 4.000 doanh nghiệp FDI, trong đó chỉ có 966 doanh nghiệp báo có lãi, số còn lại chỉ báo hòa hoặc lỗ.
Theo thông tin Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, tại Hội nghị lần thứ 10 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Cục thuế Hà Nội quán triệt ngành thuế thành phố cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ khối doanh nghiệp FDI để không thất thoát nguồn thu.
Theo ông Chung, hiện Hà Nội có trên 4.000 doanh nghiệp FDI, trong đó chỉ có 966 doanh nghiệp báo có lãi, số còn lại chỉ báo hòa hoặc lỗ.
Báo cáo thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội tăng trưởng 8,1%, thu ngân sách đạt hơn 146 nghìn tỷ đồng tăng 16,2% so với cùng kỳ, chi ngân sách đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán.
Cũng trong 9 tháng, Hà Nội thu hút 398 dự án FDI với số vốn đăng ký 2,16 tỷ USD. Đồng thời, có 22 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Thành phố cũng chấp thuận chủ trương đầu tư cho 125 dự án ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư khoảng 84 nghìn tỷ đồng.
Có 18.685 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 10% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 144 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến nay trên địa bàn thành phố có 225,7 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.
Tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,54 triệu lượt, tăng 23,5% so với cùng kỳ. Hà Nội quyết hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 8,5%
Lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục hay bất ngờ lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Đà Nẵng đang từng bước tái định vị trong bản đồ kinh tế Việt Nam như một trung tâm hội tụ công nghiệp công nghệ cao, tài chính quốc tế, logistics và du lịch cao cấp.
Tổ hợp Thép xanh trị giá 98.000 tỷ đồng tại tỉnh Nam Định đã chính thức kích hoạt khởi công, thể hiện bước tiến mới trong tham vọng của Tập đoàn Xuân Thiện.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ dự kiến sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Chính phủ thúc tiến độ xây dựng hạ tầng, hệ thống ngân hàng sẵn sàng bơm 500.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm.
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.