Chủ tịch Thành Thành Công: Cần có cơ chế giá thuận lợi hơn cho năng lượng sạch
Linh Lan
Thứ hai, 15/01/2018 - 10:26
Chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công (TTC), ông Đặng Văn Thành từng nói: “Mặt trời luôn mọc đằng Đông lặn đằng Tây và luôn như vậy. Tôi rất hào hứng về sự đầu tư vào điện mặt trời cũng như điện gió".
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công.
Vừa qua, TTC đã khởi công dự án điện mặt trời Phong Điền tại Thừa Thiên Huế với công suất 35 MW và KrongPa tại Gia Lai với công suất 49 MW. Tập đoàn này được xem là đơn vị tư nhân đi đầu trong tiến trình chuyển đổi và phát triển các loại năng lượng sạch.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2, ông Thành nói: "Chiều hướng phát triển năng lượng hiện nay là rất rõ, nếu như trong năm 2015, năng lượng gió và mặt trời chỉ chiếm 9,9% thị phần năng lượng toàn cầu. Đến 2020, dự báo tăng lên 26%, 2025 tăng lên 49% và năm 2050 sẽ tăng trên dưới 80% nguồn cung ứng năng lượng sạch".
"Trong khi đó, năng lượng từ than đá và hạt nhân sẽ giảm rõ rệt, từ 39% trong năm 2016 giảm còn 27,9% vào năm 2020 và đến năm 2050 chỉ còn 2,57%. Đây là sự chuyển biến rất tích cực để giảm ô nhiễm bầu khí quyển. Tuy rằng đây chỉ là dự báo nhưng đối với những người làm năng lượng như chúng tôi thì đây là cơ hội tốt", ông nói thêm.
Trong xu thế tất yếu hiện nay, thế giới đang hạn chế đầu tư vào những nguồn năng lượng như năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, thậm chí cả thủy điện. Những nguồn năng lượng sẽ được đầu tư mạnh bao gồm gió, mặt trời, sinh khối.
Theo ông Thành, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển cả 3 nguồn năng lượng thay thế này.
"Tôi rất vui mừng vì vừa qua Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành giá năng lượng mặt trời. Đây là cơ hội rất tốt bởi vì Việt Nam là quốc gia nằm gần xích đạo nên bức xạ mặt trời rất lớn, đường bờ biển lại dài, và có thể tạo ra nguồn năng lượng sinh khối từ các ngành sản xuất nông nghiệp như mía đường".
"Hiện tại Thành Thành Công đang triển khai hoạt động 40 nhà máy đường với công suất 200 MW. Hết mưa thì vào mùa mía. Việc khai thác tốt tiềm năng của những nhà máy này sẽ bổ sung giá trị gia tăng cho cây mía và sự ổn định của ngành mía đường, góp phần gia tăng tổng nguồn năng lượng giúp đảm bảo an ninh năng lượng cũng như nhu cầu phát triển kinh tế", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Thành cũng chia sẻ giá điện gió hiện không hấp dẫn nhà đầu tư (7,8 cents là quá thấp so với Thailand 14 cents và Malaysia 16 cents) hay cơ chế giá đối với điện sinh khối chưa công bằng (cùng là sinh khối nhưng giá điện đồng phát bã mía là 5,8 cents, từ trấu là 7,5 cent).
"So với kinh nghiệm của các quốc gia khác, mục tiêu sản xuất năng lượng mặt trời của Việt Nam dường như khá khiêm tốn. Trong khi đó, giá điện sinh khối là 5,8 cent Mỹ /kWh là thấp, chỉ nhỉnh hơn giá mua thủy điện nhỏ một chút nên khó hấp dẫn nhà đầu tư", ông cho biết.
Theo đó, ông khuyến nghị Chính phủ nên tạo cơ chế công bằng và định hướng rõ ràng để các doanh nghiệp cùng tham gia, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng.
"Thời gian cung ứng của điện mặt trời là trên gưới 5,5h/ngày, gió là 7h/ngày, sinh khối 8h/ngày. Do đó, nếu chúng ta quy hoạch hợp lý bằng cách kết hợp những nơi có các yếu tố này thì sẽ tăng tính ổn định của nguồn năng lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng", ông kết luận.
Ông John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie nhận định sau khi đặt vấn đề về lựa chọn con đường phát triển năng lượng tại Việt Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.