Chưa cải thiện khâu chế biến thì nông sản Việt vẫn ‘được mùa, mất giá’

Hạ Vũ Thứ tư, 06/11/2019 - 14:14

Để tránh tình trạng "được mùa, mất giá", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành nông nghiệp cần cải thiện được khâu chế biến và đẩy mạnh thương mại hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn Quốc hội sáng nay.

Tại phiên chất vấn trước Quốc hội hôm nay, trước câu hỏi của đại biểu Ngô Thanh Danh (đoàn Đắk Nông) về giải pháp chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tránh tình trạng được mùa mất giá như hiện nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng bất cập nhất ở Việt Nam hiện nay là khâu chế biến, dẫn đến chưa thể giải quyết được vấn đề được mùa mất giá.

Giá nông sản lên xuống theo nguyên tắc cung cầu của thị trường. Như sản phẩm hồ tiêu, riêng Việt Nam sản lượng đạt 350.000 tấn, chiếm đến 60% sản lượng của thế giới, do đó dẫn đến thừa cung. 

Bộ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ cùng các địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh chế biến, tổng rà soát để phát triển sản xuất ở mức độ nhất định.

“Như đối với hồ tiêu, diện tích trồng đã vọt lên 150.000 ha trong khi quy hoạch đến năm 2020 chỉ có 55.000 ha. Diện tích không hiệu quả, kém canh tác phải nhường chỗ cho cây khác”, ông Cường nhấn mạnh.

"Chúng tôi đã mời một số doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp tại Đắk Nông để đưa công nghệ mới nhất vào khâu chế biến, riêng hạt tiêu sẽ có 10 chuỗi sản phẩm, gồm cả dầu hạt tiêu. Thị trường cần cái gì ta làm cái đó, bây giờ bán hàng mới là quan trọng, tổ chức sản xuất không còn là số một", theo ông Cường.

Như sản phẩm cá ngừ đại dương, cũng tại phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho biết đây là sản phẩm chất lượng có giá trị xuất khẩu của Việt Nam, nếu làm tốt khâu bảo quản sẽ nâng cao hiệu quả kim ngạch của sản phẩm này. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh hiện nay cá ngừ là sản vật khai thác ở vùng biển của ta, đã có giá trị xuất khẩu lên đến 650 triệu USD.

Do đó, ông cũng cho rằng đây là sản phẩm rất có giá trị và nếu có giải pháp thì sẽ còn cho giá trị cao hơn gấp 2 - 3 lần. Thực tế một số nơi đã có mô hình tiên tiến như Khánh Hòa, tuy nhiên lại chưa được áp dụng đại trà.

Ông Cường cần tổ chức chuỗi khai thác trên biển, tập trung công nghệ chế biến và phát triển thị trường như ở Khánh Hòa có liên kết của ngư dân với 145 tàu, khi đánh bắt được cá ngừ sẽ có tàu chở về để chế biến ngay.

“Đi đôi với mở rộng thị trường xuất khẩu, hãy nhớ phục vụ thị trường 100 triệu dân của Việt Nam vì chúng ta có quyền ăn những sản vật ngon”, ông Cường nhấn mạnh tới phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.

Từ đó, dễ dàng nhận thấy cải thiện khâu chế biến là chìa khóa giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, để làm được, ngành nông nghiệp cần thu hút doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nhằm đẩy mạnh liên kết chuỗi và ứng dụng khoa học công nghệ.

Chưa cải thiện khâu chế biến thì nông sản Việt vẫn ‘được mùa, mất giá’
Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm 60% tổng sản lượng thế giới.

Cụ thể, về tình hình thu hút doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông nghiệp, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 3 năm, số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp đã tăng gấp 3 lần, từ hơn 3.000 doanh nghiệp đến nay đã đạt 11.800 doanh nghiệp.

Hầu như các doanh nghiệp tư nhân lớn đều đã tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp như TH, Vinamilk, VinGroup... tạo nên chuỗi liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giúp đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, phủ rộng từ hoạt động sản xuất trực tiếp, chế biến, thương mại.

Tuy nhiên, ông Cương cho biết ngoài 11.800 doanh nghiệp ở trên, thêm 49.000 doanh nghiệp đầu tư gián tiếp thì số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông nghiệp mới chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

“Số lượng này còn ít, cần thiết phải tăng số lượng doanh nghiệp để làm hạt nhân cho 8,6 triệu nông dân”, Bộ trưởng nhận định.

Về giải pháp căn cơ thu hút dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định dù số doanh nghiệp tăng lên 3 lần nhưng số tuyệt đối còn rất thấp.

Bộ trưởng kỳ vọng luật PPP sắp tới được Quốc hội thông qua sẽ giúp đẩy mạnh huy động đầu tư công – tư. Bởi thực tế hiện doanh nghiệp đang thiếu điều kiện, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý, vì nông nghiệp dù khó khăn nhưng vẫn còn nhiều dư địa.

Lý do khiến nông sản Việt chưa thoát 'đáy' trong chuỗi giá trị toàn cầu

Lý do khiến nông sản Việt chưa thoát 'đáy' trong chuỗi giá trị toàn cầu

Tiêu điểm -  5 năm

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, chuỗi sản xuất nông sản Việt Nam đang thiếu tính liên kết, công nghệ sản xuất và chế biến còn hạn chế, hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản còn thấp.

Trung Quốc mất vị thế thị trường nhập khẩu nông sản Việt lớn nhất

Trung Quốc mất vị thế thị trường nhập khẩu nông sản Việt lớn nhất

Tiêu điểm -  5 năm

Trung Quốc nhiều năm liền là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên việc kiểm soát chặt tiểu ngạch và hàng rào kỹ thuật tại nước này trong năm nay khiến nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh.

Xuất khẩu nhiều loại nông sản sụt giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2019

Xuất khẩu nhiều loại nông sản sụt giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2019

Tiêu điểm -  5 năm

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, gạo, hạt tiêu... đã sụt giảm đáng kể cả về khối lượng và kim ngạch.

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2018, trong khi đó, ô tô, xăng dầu nhập khẩu tăng vọt.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  7 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  9 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Doanh nghiệp -  26 phút

Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bất động sản -  3 giờ

Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  7 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  9 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  10 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.