Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi lợn của "ông vua" trang trại Thái Dương

Kim Yến Thứ hai, 01/01/2018 - 08:32

Bỏ hơn 1.200 tỷ đồng để đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi lợn bằng công nghệ sinh học hiện đại, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương Lê Quang Thành đang khiến không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng ngỡ ngàng.

Bên trong hệ thống chuồng trại của Công ty Thái Dương.

Theo báo cáo mới nhất của PricewaterhouseCoopers (PwC), đến 2050, Việt Nam có thể đứng thứ 20 trên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cung cấp sản phẩm gì cho thế giới? Sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, xuất khẩu lao động hay gia công giày dép? 

Các chuyên gia cho rằng, những sản phẩm sinh học chính là chiến lược, cách đi, nền móng để bước đến thập kỷ mới.

Cao nấm men dành cho chăn nuôi: công nghệ mới với cả thế giới và Việt Nam

Thịt lợn là thực phẩm chủ yếu trong các bữa cơm gia đình của người Việt, tuy nhiên vấn nạn thịt bẩn, thịt bị tiêm nhiễm các loại thuốc an thần trước khi giết mổ vẫn tràn lan. Thịt lợn tại Việt Nam luôn phải đối mặt với vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn từ 3 sao trở lên không dùng thịt lợn Việt Nam. 

Một nghịch lý nữa là thịt lợn Việt Nam không thể cạnh tranh với thịt lợn xuất khẩu của các nước vì giá thành cao, chất lượng không bảo đảm, dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. 

Tại hội thảo "Làm nông nghiệp công nghệ cao- Giải pháp và cơ hội nâng cao hiệu suất, năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam" được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học Quốc hội cho biết, Đồng Nai hiện sản xuất 2 triệu con lợn/năm, là tỉnh nuôi nhiều lợn nhất cả nước, nhưng có tới 70% hộ nuôi không đạt chuẩn. 

Đáng chú ý, Việt Nam hiện nhập khẩu tới 1,8 tỷ USD thức ăn chăn nuôi trong sáu tháng đầu năm 2017, trong đó có đến 90 - 95% từ các nước Mỹ và Nam Mỹ. 

Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể trở thành cường quốc sinh học ít nhất là trong chăn nuôi? Câu hỏi có phần hơi lãng mạn này đã được ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương ( JSC SunGroup) nung nấu suốt nhiều năm và biến nó thành hiện thực. 

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương
Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương.

Thái Dương đã tiên phong trong cuộc cách mạng sinh học về giống và thức ăn cho chăn nuôi, gắn nghiên cứu với đầu tư công nghệ 4.0, để trở thành đơn vị đầu tiên với 18 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lên men hoàn toàn tự động hóa, nơi cung cấp lợn giống lớn nhất cho ngành chăn nuôi trong nước với tổng quy mô đàn nái lên đến 120.000 con.

Tham quan nhà máy cao nấm men đầu tiên ở Việt Nam và thứ ba trên thế giới của Công ty Thái Dương nằm tại Đô Lương (Nghệ An) mới cảm nhận hết kỳ tích mà đơn vị này đã tạo ra bằng công nghệ 4.0.

Với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiên nhất của thế giới cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, Thái Dương đã sáng tạo thành công cao nấm men cung cấp protetin, vitamin nhóm B và khoáng hữu cơ cho động vật nuôi, vừa là chế phẩm probiotic giúp nâng cao sức khỏe và khả năng tiêu hóa thức ăn, thay thế hoàn toàn tình trạng kháng sinh trộn trong thức ăn, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. 

Thành quả này sẽ giúp cho giảm giá thành 20-30%, tạo nguồn thức ăn chủ động trong nước, bảo đảm chất lượng thịt ngon, an toàn. Quy trình sản xuất nấm men dạng lỏng đem lại an toàn cho vật nuôi, cho lợn ăn bằng máy tiết kiệm thức ăn 10%. Đây chính là giải pháp kháng sinh cho tương lai. Ngoài ra cao nấm men còn thay thế các chất chống nấm mốc và trung hòa độc tố, nấm mốc trong thức ăn.

Ông Lê Quang Thành cho biết: “Cao nấm men đã được áp dụng với đàn lợn của Thái Dương, thấy kết quả rõ ràng, nếu sau một năm đàn lợn chắc chắn tăng trưởng, giảm vi khuẩn gây bệnh, giảm mùi hôi từ 50-60%".

Trang trại Việt Nam thông thường cung cấp thức ăn dạng khô, Thái Dương đầu tư công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng lỏng và nước, tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp không cần sấy mà ăn tươi ngay được, tiết kiệm lãng phí lớn về sấy và bảo quản. 

Ông Thành cho biết, công nghệ này thích hợp với Việt Nam, vì thức ăn cho lợn 100 % đều từ ngũ cốc, nếu ăn tươi được sẽ giảm chi phí rất nhiều. Tất cả vận hành trong trang trại đều không cần con người, hoàn toàn tự động, được điều khiển bằng phần mềm từ trung tâm đặt tại Hà Nội. 

"Tôi có thể tự tin để nói rằng thức ăn chăn nuôi sinh học đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Còn hiện nay thức ăn sinh học trên thị trường chủ yếu sản xuất từ nước ngoài với một lượng nhỏ, không đủ sức thay thế lượng kháng sinh”, ông Thành nói.

Ông Andrew Brow, chuyên gia tư vấn của Globalg GAP cho biết, Công ty Thái Dương đã được chọn trong chương trình hợp tác giữa Tổ chức năng suất châu Á và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam thuộc Bộ Khoa học công nghệ.

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương 1
Ông Andrew Brow.

Dự án tạo động lực nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của Thái Dương trên thị trường quốc tế, hướng tới phát triển thực hành trong chăn nuôi, tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu liên quan đến truyền thông về an toàn thực phẩm, quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường. Mục tiêu hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua tăng năng suất .

Dự án trải qua bốn giai đoạn, chúng tôi đánh giá đây là công ty có trang trại thiết bị hiện đại, phần mềm quản lý giống, thức ăn và quản lý phác đồ điều trị cho lợn tiên tiến. Dự án này rất thích hợp áp dụng quản lý của Globalg GAP.

Hy vọng Thái Dương trở thành đơn vị trình diễn cho các công ty khác áp dụng ở Việt Nam về mô hình chuồng trại có khả năng tạo môi trường lý tưởng cho nuôi trồng.

Giải quyết nguồn giống năng suất cao, giúp giá thành hạ dưới 26 ngàn đồng/kg

Các chuyên gia về chăn nuôi cho biết, muốn tạo ra con giống tốt, đầu tiên phải có nguồn gen giá trị. Công ty Thái Dương đã có chiến lược giống rất bài bản, kết hợp sức mạnh của nguồn gen, tính toán được giá trị cận huyết, để nâng cao năng suất sinh sản, chất lượng thịt. 

Theo ông Thành, Thái Dương vừa nhập đàn giống từ Pháp, Đan Mạch có giá trị Index (giá trị giống mà thế giới đã chuẩn hóa). Có những con giống là vô giá, nếu quản lý giống trên giá trị Index là bảo vệ tài sản quốc gia. Đó là khái niệm tương đối mới với ngành chăn nuôi, những nước tiên tiến đã làm từ lâu nhưng Việt Nam mới chỉ bắt đầu. 

Ngay từ đầu Thái Dương đã làm với quy chuẩn mà thế giới đang làm và sẽ làm, cho chất lượng thịt tốt hơn, an toàn hơn. Con giống có thể làm cho tỷ lệ nạc như con bò, màu sắc thịt có thể đỏ như thịt bò, tỷ lệ mỡ dắt cao. Nếu làm công tác giống tốt, thức ăn tốt để tạo ra chất lượng mong muốn thì không cần thuốc tăng trưởng, không cần hóc môn. Nhưng hiện nay rất nhiều nhà chăn nuôi muốn kiếm lời ngay, vô hình chung đổ chất kích thích vào thức ăn, làm hại cho con người.

Công tác bảo toàn giống ở Thái Dương được quản lý bằng công cụ Herdsman, điều khiển hoàn toàn bằng smarphone, cho biết đầy đủ về dữ liệu không khí chuồng nuôi, độ ẩm, tốc độ gió, tiết kiệm 50% chi phí điện. Sản xuất tinh nhân tạo tăng năng suất sinh sản cho trại lợn giống, tiết kiệm 50% chi phí trong chăn nuôi, cung cấp lợn giống chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương 2
Giống heo Đức tại trang trại Thái Dương.

“Mua công nghệ nghiêm chỉnh, quản lý giá trị huyết thống, giá trị Index, quản lý chương trình vacxin, là cơ sở truy xuất nguồn gốc, để sau này biết được ông bà cụ kỵ của nó là ai. Truy xuất lý lịch con lợn bằng hệ thống điện tử như của con người, chứ không phải kẹp cái thẻ vào chân, vào tai heo, chỉ biết ai nuôi nó, chẳng để làm gì. Nguồn gốc xuất xứ phải được thực hiện nghiên chỉnh như thế giới đã làm”, ông Thành nói.

Thứ hai là năng suất sinh sản, với Công ty Thái Dương, phải làm sao sản xuất 1kg lợn hơi dưới 26 ngàn đồng? Chắc chắn bà con chăn nuôi rồi sẽ bỏ nghề nếu không giải quyết được câu chuyện giá thành này. Thịt bảo đảm nạc nhưng phải đỏ, bắt nguồn từ công nghệ chứ không phải từ hóc môn.

Ông Thành chia sẻ, không thể nuôi lợn ở nhiệt độ ngoài trời 30-40 độ C, hoặc không khí lạnh như hiện nay. Con lợn ở Thái Dương được đối xử "tôn trọng như con người", với hệ thống điều hòa không khí nhập khẩu từ Đan Mạch, kết nối toàn bộ các chuồng nái mang bầu, kiểm soát được tốc độ gió, nhiệt độ môi trường bên trong và bên ngoài, độ ẩm trong chuồng bảo đảm nhiệt độ sinh trưởng tốt với lợn đang mang bầu. 

Hiện hệ thống trang trại Thái Dương có 30 loại chuồng khác nhau dành cho lợn nái, lợn con. Hệ thống bơm sữa cho lợn con sau khi sinh, bảo đảm tăng trưởng duy trì lợn con sinh trưởng tốt. 

Theo ông Thành, đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới, bảo đảm 12 tiếng cho ăn một lần. Công nghệ này của Đức, giúp cai sữa sau 24 ngày đạt 24-25 kg . Tổng giám đốc ở Hà Nội qua camera đều có thể kiểm tra về ánh sáng, dịch bệnh từng chuồng. Lợn nái sống trong quy chuẩn 3 mét vuông, đòi hỏi lượng ăn phối trộn rất chính xác, bảo đảm lợn ăn không dư cám, cám không bị chua, không làm dơ chuồng. Còn với lợn con một khoang khoảng 25 con.

Chuồng dưỡng thai của nái sau khi phối giống 30 ngày sẽ cho vào chuồng nuôi tập thể để lợn đi lại thật thoải mái cho đôi chân thật khỏe. Tất cả phân nước tiểu đều đi xuống sàn hết, nên bên trên luôn khô ráo. Khẩu phần với nái mang thai từng giai đoạn khác nhau, không bị thừa. Trước khi đẻ 15 ngày, lợn được đưa từ chuồng tập thể lên chuồng riêng để sưởi ấm cho lợn con, nhất là thời điểm mùa đông. Thức ăn cho nái sau khi đẻ tăng trưởng dần theo từng ngày đẻ. 

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương 3
Ở Thái Dương, heo được chăm sóc tôn trọng như con người.

Ngoài cung cấp tinh cho phối ở trại, Thái Dương còn cung cấp tinh cho thị trường. Mỗi tinh đều bảo đảm 2,5 tỷ tinh trùng có khả năng phối đậu, đó là công nghệ của Casa . Từ hai ngày tuổi lợn con đều được uống sữa đầy đủ, giảm áp lực sữa cho lợn nái mẹ. Phòng pha chế tinh của trại, một người cùng lúc có thể lấy tinh 4 con đực. Máy có thể đếm được bao nhiêu tinh trùng hữu dụng, số tinh trùng dị hình, để định ra pha bao nhiêu liều cụ thể. 

Xây dựng chuồng trại theo chuẩn Lysaght Aghished

Ông Thành kể, trước đây, mỗi năm Thái Dương phải thay đổi chuồng trại một lần, vô cùng vất vả. Ngày xưa cha ông mình dựng chuồng không quan tâm đến khoa học, có gì dựng đó, đến 1994, công nghệ chuồng trại theo kiểu CP nâng tầm ngành chăn nuôi lên một bước, nhưng sau mấy năm sử dụng thấy quá nhiều khuyết điểm, ba bốn năm sau phải đập, vì càng chăn nuôi trên nền móng đó, con lợn ngày càng dịch bệnh, vô hình chung chưa làm đã thất bại.

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương 3
Hệ thống trang trại Thái Dương bằng công nghệ Lysaght Agrished.

Chuồng trại phải có thiết kế, tư vấn rất nghiêm túc, đầu tư phải thu hồi, giá thành lợi nhuận phải bắt đầu từ chi phí khấu hao. Thông thường bà con cứ đầu tư thêm hoài, sau thời gian giảm số lượng, nợ chồng lên nợ, không có thời gian đầu tư công nghệ mới. Phải nghĩ cho 20 năm tới để không phải trả giá liên tục. 

Thái Dương sang Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Đan Mạch… để học nền chăn nuôi tốt nhất thế giới, học được cách bố trí dòng chảy trong chăn nuôi, vật liệu chuồng trại nào làm được cho ngành chăn nuôi đạt được 20 năm tuổi.

Do đó, ông Thành đã quyết định chọn công nghệ chuồng trại tiên tiến của Lysaght Agrished của Công ty NS BlueScope Lysahgt VietNam với mức đầu tư 1 ngàn tỷ đồng. 

"Đây là một lựa chọn đúng. Bên trong chuồng trại là những thiết bị rất đắt tiền như công nghệ điều hòa không khí farmonline, công nghệ xử lý môi trường, dàn mưa bề sục khí, các hồ sinh học…đều đạt tầm cỡ thế giới. Nhiều người nước ngoài đến Thái Dương rất ngỡ ngàng, họ cho rằng Việt Nam không đủ tầm cỡ và sức lực để đầu tư trang trại cỡ như vậy. Dữ liệu từ khắp nơi được thu về Big data, máy sẽ phân tích để giải quyết mọi vấn đề kịp thời nhất qua smarphone, cán bộ và người liên quan sẽ đến xem xét và xử lý ngay. Hệ thống online gửi thông tin liên tục từ sever, máy sẽ gửi thông tin và cảnh báo online”, ông Thành cho biết.

Khi được hỏi về động lực nào đã thôi thúc bằng mọi giá phải tiếp cận được cuộc cách mạng 4.0 trong chăn nuôi, ông Thành chia sẻ, động lực đó bắt nguồn từ chính những thất bại cay đắng mà ông đã phải trải qua. 

Chuyện cách mạng 4.0 trong chăn nuôi của "ông vua trang trại" nghìn tỷ Thái Dương 4
Hệ thống chuồng heo giống của Thái Dương.

Thái Dương có vấn đề trong quá khứ, hàng loạt lợn bị loại khỏi trang trại vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Dù đã thuê rất nhiều nhà khoa học Việt Nam, họ nói mà không làm. Loay hoay để tự tìm giải pháp, thuê chuyên gia nước ngoài, mua công nghệ, bằng mọi giá phải xử lý môi trường đạt chuẩn. 

Hiện toàn bộ nước thải ở đây đều được hoàn nguyên, quay lại sử dụng, không thải ra môi trường, đây là niềm tự hào của Thái Dương. Ai cũng nói nuôi lợn làm ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất, như Trung Quốc chẳng hạn. 

Làm thế nào để giải quyết môi trường là bài toán đau đầu nhất. Biến thách thức thành cơ hội, nhìn nhận khuyết điểm để xử lý, không sợ đối diện với khó khăn. Kết quả là Thái Dương đã làm được.

"Tôi không dừng dự án ở đây, tôi sẽ đứng từ thất bại để đi lên, biến nơi thách thức thành cơ hội, tạo ra những sản phẩm cao nấm men đầu tiên ở Việt Nam và lợn giống tốt thật sự, bài bản, không chém gió. Trong con mắt người nước ngoài, Việt Nam đã làm được những điều mà thế giới phải ngỡ ngàng”, ông Thành nói.

Đưa chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished vào trang trại lớn

Đưa chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished vào trang trại lớn

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Giải pháp chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished đã được 22 trang trại lớn tại Việt Nam thực hiện với những doanh nghiệp dẫn đầu về đầu tư – sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiêu biểu như Việt – Úc, Thái Dương, CP, Phú Gia, CJ, Red Star, Tượng Sơn…
Đưa chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished vào trang trại lớn

Đưa chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished vào trang trại lớn

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Giải pháp chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished đã được 22 trang trại lớn tại Việt Nam thực hiện với những doanh nghiệp dẫn đầu về đầu tư – sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiêu biểu như Việt – Úc, Thái Dương, CP, Phú Gia, CJ, Red Star, Tượng Sơn…
Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  2 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  2 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  4 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  8 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.