Chuyên gia ngoại vạch đường giúp Việt Nam tận dụng cách mạng công nghiệp

Kiều Mai Thứ năm, 20/12/2018 - 20:18

Cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng đang mang đến nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nhưng để tận dụng được, Việt Nam được khuyến nghị cần giải quyết các nút thắt liên quan đến an ninh mạng và giáo dục đào tạo.

Tại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, con người sẽ phải học cách giao thoa với máy móc

Nhận định về tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư với TheLEADER, Giám đốc điều hành AmCham Adam Sitkoff nhấn mạnh hiện không có bất kỳ sự tách rời rõ ràng nào giữa nền kinh tế số và nền kinh tế thực.

“Cả hai hình thức này hiện đang dần thành một bởi chúng ta đang làm mọi thứ trực tuyến. Không quan trọng bạn là một người nông dân hay một nhà sản xuất điện thoại di động, chúng ta đều sống và kinh doanh trong một thế giới Internet an toàn, ổn định, nhanh chóng và tin cậy”.

“Việt Nam đang tìm cách tận dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tận dụng nền kinh tế số đang ngày càng phát triển”.

“Bản thân tôi cũng sử dụng Grab bởi di chuyển nhanh hơn ô tô, ngày càng nhiều người đặt thức ăn trực tuyến, vé trực tuyến và làm rất nhiều điều khác trực tuyến. Tôi dám cá rằng bạn và cả những người bạn khác cũng sẽ nghĩ nhiều đến Facebook và các công cụ trực tuyến khác khi muốn liên lạc với một ai đó”, ông Adam Sitkoff nhấn mạnh.

“Nếu mọi người nhìn Việt Nam là một nơi để kinh doanh, điều đó không có nghĩa là nhìn vào những người trẻ đang tạo ra các trò chơi hay các ứng dụng đơn thuần mà là nhìn vào những gì sẽ được tạo ra trong dịch vụ tài chính, quá trình sản xuất hay công nghệ in 3D. Đó sẽ là các cách con người có thể sử dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để cách mạng hóa”.

Trước đó, trình bày tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 (VBF), Chủ tịch AmCham Michael Kelly nhận định nền kinh tế số có thể giúp giảm đáng kể chi phí, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhiều người tiêu dùng hơn và tăng khả năng tiếp cận các thị trường mới và lớn hơn.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và quy mô ngày càng phụ thuộc vào mạng Internet an toàn, ổn định và đáng tin cậy để thực hiện các hoạt động giao dịch hàng ngày.

Tuy nhiên, các lợi ích của nền kinh tế số có thể bị đe doạ bởi tấn công mạng và tội phạm mạng, trừ khi không gian trực tuyến được bảo vệ nghiêm ngặt. Một yêu cầu rõ ràng cho một chiến lược an ninh không gian mạng quốc gia đó là khuyến khích phòng thủ chủ động, thông minh, và có khả năng bảo vệ chống lại một phổ rộng mối đe dọa.

Theo đại diện AmCham, một khuôn khổ an ninh mạng được thiết lập tốt có thể tạo thuận lợi cho hệ sinh thái không gian mạng mạnh mẽ và tránh các điều khoản áp đặt gánh nặng không cần thiết mà không có lợi ích tương ứng. Những điều khoản rắc rối không chỉ ngăn cản thương mại và đầu tư mà còn có tác động bất lợi đến an ninh mạng.

“Chúng tôi lo ngại rằng, Luật an ninh mạng và triển khai dự thảo nghị định sẽ buộc cục bộ hoá dữ liệu có thể gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam qua việc cản trở luồng dữ liệu tự do mà nền kinh tế số toàn cầu xây dựng”.

“Ví dụ, một báo cáo về Cộng đồng Kinh tế ASEAN của Deloitte năm ngoái đã chỉ ra rằng hơn 2/3 nhà đầu tư không thoải mái khi đầu tư vào các quốc gia mà họ bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu cục bộ”, đại diện doanh nghiệp Mỹ chỉ rõ.

Chuyên gia ngoại vạch đường giúp Việt Nam tận dụng cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp đang cho thấy sự thâm nhập sâu vào các lĩnh vực sản xuất

Việc ngăn chặn luồng dữ liệu tự do khiến cho sự kết nối trở nên tốn kém hơn cho người dân và doanh nghiệp tại thời điểm mà việc giảm thiểu chi phí kết nối được coi là thiết yếu để mở rộng cơ hội kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế số và tạo thêm phúc lợi ở Việt Nam.

Ngược lại, việc tự do hoá các khuôn khổ về truyền tải dữ liệu xuyên biên giới của Việt Nam sẽ có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Một báo cáo năm 2016 từ các đối tác của AmCham tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, việc tự do hóa sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,46 tỷ USD, tăng đầu tư vào Việt Nam thêm 920 triệu USD, tăng thêm 130 triệu USD vào thu nhập công và tăng thêm gần 73.000 việc làm mới tại Việt Nam.

Chia sẻ cùng quan điểm, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng hệ thống phân loại dữ liệu có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng phải lưu trữ tại Việt Nam nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa an ninh và an toàn, trật tự xã hội, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.

Nâng cao chất lượng nhân lực thông qua đào tạo

Giám đốc điều hành AmCham Adam Sitkoff chia sẻ: “Mọi người đánh giá rất cao về thế hệ trẻ của Việt Nam và nhìn thấy rất nhiều điều hứa hẹn ở học sinh, sinh viên – những người rất giỏi về kỹ thuật, về công nghệ”.

Thế nhưng vấn đề quan trọng là Việt Nam cần nhanh hơn và tốt hơn trong quá trình hiện đại hóa giáo dục đào tạo.

“Học sinh, sinh viên vẫn dành quá nhiều thời gian cho cấp Đại học, tốn nhiều thời gian để học những thứ không cần thiết đối với công việc trong tương lai”, ông Adam Sitkoff nhấn mạnh.

Theo đó, Việt Nam nên đưa ra nhiều khóa dạy nghề, tập trung nhiều hơn vào những kỹ năng cần thiết.

“Việt Nam nên nhìn thấy rõ cơ hội khi sở hữu nhiều người trẻ. Vấn đề là phải làm sao những người này có được đúng hình thức giáo dục, đào tạo để trở nên cạnh tranh hơn với những người trẻ khác tại Thái Lan, Malaysia hay Trung Quốc”.

“Tại Mỹ, học sinh, sinh viên Việt Nam là những người giỏi nhất. Do đó câu hỏi không phải là những người trẻ có thể học được gì mà là chính phủ sẽ làm gì để lấp đầy những thứ cần thiết cho người trẻ tìm kiếm một công việc tốt”, Giám đốc điều hành AmCham chỉ rõ.

Chuyên gia ngoại vạch đường giúp Việt Nam tận dụng cách mạng công nghiệp 1
Chất lượng nguồn lao động sẽ là yếu tố then chốt để nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0

Cùng quan điểm, EuroCham nhấn mạnh “Việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho nhân lực hiện thời lẫn trong tương lai nhằm thúc đẩy sự phát triển và lớn mạnh về kinh tế của Việt Nam chính là một sự đầu tư sáng suốt”.

Theo đó, đại diện cho doanh nghiệp châu Âu khuyến nghị để chuẩn bị tốt cho tương lai của mình, học sinh/sinh viên Việt Nam có thể nhập học tại các cơ sở giáo dục quốc tế đặt tại nước ngoài hoặc ngay tại Việt Nam.

“Đa số các giảng viên/giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục quốc tế tại Việt Nam là công dân nước ngoài. Do đó, việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài có thể tạo nên gánh nặng cho các trường quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cản Nghị định 86 đang tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam vào học ở các cơ sở này”.

“Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp làm giảm sức ép lên các cơ sở giáo dục quốc tế miễn trừ các khoản đóng góp cho bảo hiểm xã hội của các lao động nước ngoài trong ngành giáo dục”, EuroCham nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy hơn nữa đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo, các trường công tại Việt Nam nên xem xét hợp tác với các cơ sở giáo dục tư nhân quốc tế trong việc nâng cao nghiệp vụ giảng dạy.

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Leader talk -  6 năm
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.
Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Leader talk -  6 năm
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bật mí về đổi mới giáo dục thời Cách mạng 4.0

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bật mí về đổi mới giáo dục thời Cách mạng 4.0

Leader talk -  6 năm

Sách giáo khoa mới cho trẻ từ lớp 1 được ban hành trong năm tới sẽ hướng đến tinh thần khuyến khích tư duy sáng tạo; đồng thời dạy cho trẻ biết tôn trọng văn hoá truyền thống nhưng cũng bỏ đi tư duy vâng lời và dám hỏi lại giáo viên.

'Con người không phải là nô lệ của robot hay trí tuệ nhân tạo trong cách mạng 4.0'

'Con người không phải là nô lệ của robot hay trí tuệ nhân tạo trong cách mạng 4.0'

Leader talk -  6 năm

Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab cho rằng chính công nghệ mới sẽ tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ và ai cũng có thể trở thành Google thứ hai.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  15 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  4 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  10 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  10 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  11 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  14 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.