Leader talk
'Con người không phải là nô lệ của robot hay trí tuệ nhân tạo trong cách mạng 4.0'
Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab cho rằng chính công nghệ mới sẽ tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ và ai cũng có thể trở thành Google thứ hai.
Như Giáo sư Klaus Schwab đã nhấn mạnh trong cuốn sách "Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" mà ông là tác giả, cuộc cách mạng này hoàn toàn khác biệt về tầm vóc, quy mô lẫn độ phức tạp so với bất kỳ cuộc cách mạng nào trước đây.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng phát minh đầu máy hơi nước, lần thứ hai là điện năng và các dây chuyền sản xuất hàng loạt, lần thứ ba là những sáng tạo về máy tính.
Vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có gì khác biệt? Phát biểu tại Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sáng nay tại Hà Nội, ông Klaus Schwab cuộc cách mạng lần này bao gồm rất nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật.
Trong đó, trí tuệ nhân tạo đã sớm hiện diện quanh ta, từ các siêu máy tính, thiết bị máy bay không người lái, trợ lý ảo đến công nghệ in 3D, giải mã gen, nhiệt kế thông minh, cảm biến đeo trên người và các siêu vi mạch nhỏ hơn hạt cát.
Nhưng đây mới là sự khởi đầu. Các công nghệ ngày càng phức tạp hơn như vật liệu nano cứng hơn thép 200 lần nhưng mỏng hơn sợi tóc 1 triệu lần hay ca ghép gan nhân tạo sản xuất bằng công nghệ in 3D đầu tiên trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra không ít thách thức. Nhiều người, đặc biệt là người trẻ vẫn còn e dè đối với những thay đổi về công nghệ vì nhiều người vẫn lo sợ rằng chính công nghệ sẽ cướp đi hết công ăn việc làm của con người.
Tuy nhiên, theo ông Klaus Schwab, cuộc cách mạng này cũng sẽ tạo nhiều việc làm mới, trong đó có những công việc chưa từng tồn tại. Một trong những dẫn chứng xác đáng là các cuộc cách mạng thứ nhất cho tới thứ ba đi qua đã tạo nên nhiều việc làm mới; khi một cánh cửa đóng lại thì những cánh cửa khác sẽ mở ra.
Trong bối cảnh đó, ông Klaus Schwab cho rằng cần phải chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đặc biệt là cho thế hệ trẻ sẽ cũng như cần xây dựng hệ sinh thái về tinh thần doanh nhân, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp.
Chủ tịch WEF nhấn mạnh, Chính phủ cần có sự chuẩn bị cho sự thay đổi sang kỷ nguyên mới, đặc biệt là cần có sự thay đổi trong tư duy; đây cũng là điều mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị bởi lẽ chính cách doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế của mỗi quốc gia, là động lực để phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
Trong sự chuẩn bị ấy, Giáo sư Klaus Schwab khẳng định, điều quan trọng trên hết cần làm là lấy con người làm trung tâm để không trở thành nô lệ của những con robot hay trí tuệ nhân tạo.
"Hãy nắm bắt cơ hội mà cách mạng công nghiệ 4.0 mang lại; chính những công nghệ mới đã tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ. Tất cả các bạn đều có cơ hội để trở thành những Google trong tương lai", chủ tịch WEF truyền thông điệp tới các bạn trẻ Việt.
Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho giới trẻ để biến thách thức thành cơ hội và biến ý tưởng thành hành động thực tế trong bối cảnh cả thế giới đang trong xu hướng tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế dựa trên những công nghệ mới.
WEF ASEAN: 3 lý do lạc quan về tương lai Đông Nam Á
Trong bối cảnh 4.0, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số hoạt động tiếp thị
Với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chuyển đổi số cần bắt đầu ở những giải pháp dễ áp dụng, đem lại hiệu quả rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng.
Cách mạng 4.0 đang làm thay đổi ngành bất động sản Việt như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp đang phát triển bất động sản thông minh một cách lẻ tẻ, manh mún và thiếu hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh.
Chủ tịch LienVietPostBank: 'Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu không cách mạng 4.0 ở mặt thể chế'
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số, vướng mắc lớn nhất vẫn là ở thể chế, thậm chí có người còn cho rằng: Những ai đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều ít nhiều vi phạm pháp luật.
Muốn lên con thuyền 4.0, cơ quan cần số hóa nhanh nhất chính là Nhà nước
Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, cuộc chuyển đổi số sắp tới sẽ diễn ra hết sức sôi động cả ở lĩnh vực công lẫn tư.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.