Tiêu điểm
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo kế hoạch, nhà máy số 8 của Công ty CP Nhựa An Phát Xanh sẽ được đi vào hoạt động trước ngày 31/5/2025, với sản phẩm chủ lực là sàn nhựa vật liệu xây dựng SPC, một loại sàn nhựa vinyl đàn hồi có độ cứng và khả năng chịu lực cao.
Một trong những thị trường trọng tâm được An Phát Xanh hướng đến cho dòng sản phẩm sàn nhựa SPC là Hoa Kỳ, thị trường tiên tiến, nhiều tiềm năng nhưng không dễ dàng để chinh phục.
Dấu ấn ngành nhựa tại thị trường Hoa Kỳ
Trước An Phát Xanh, Công ty CP Sản xuất và công nghệ nhựa Pha Lê đã có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu ván sàn SPC sang thị trường Hoa Kỳ, thông qua một liên doanh mang tên Hoàng gia Pha Lê.
Thoái vốn khỏi các công ty con và thực hiện tái cấu trúc hoạt động từ năm 2023 với chiến lược phát triển mảng ván sàn, đến đầu năm 2025, nhà máy ván sàn SPC tại Hải Phòng của Nhựa Pha Lê chính thức đi vào hoạt động, với công suất 11 triệu m2 ván sàn mỗi năm, tiếp tục đặt mục tiêu trọng tâm vào thị trường Hoa Kỳ.

Còn Nhựa An Phát Xanh, trước kế hoạch tham gia mảng ván sàn SPC, đã có hành trình hơn 10 năm “chinh phục thị trường Hoa Kỳ” với các sản phẩm bao gồm bao bì, sản phẩm và nguyên liệu tự hủy.
Năm 2021 đánh dấu mốc đặc biệt khi thương hiệu nhựa phân hủy sinh học AnEco của An Phát Xanh chính thức được bảo hộ tại Hoa Kỳ, qua đó được phân phối trên sàn thương mại điện tử Amazon. Doanh số của AnEco tăng gấp gần 27 lần chỉ sau ba năm ra mắt trên sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới này.
An Phát Xanh không phải doanh nghiệp nhựa duy nhất cung ứng sản phẩm xanh vào “xứ sở cờ hoa”. Thông tin từ Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN cho biết, doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 4 nghìn tấn hạt nhựa tái sinh sang Hoa Kỳ mỗi năm.
Số hạt nhựa tái sinh do DTR xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhờ đáp ứng tiêu chuẩn FDA, được dùng để sản xuất các loại nhựa thực phẩm như chai đựng nước, lọ đựng gia vị.
Thực tế, Hoa Kỳ là đối tác nhập khẩu nhựa lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm nay, với tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Ngay trong giai đoạn dịch Covid-19 là năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa sang Mỹ tăng trưởng đến hơn 90% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản phẩm nhựa dùng trong xây lắp, bao gồm sàn nhựa vinyl và một số sản phẩm khác, là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Kế tiếp là mảng nhựa gia dụng, chiếm khoảng 14 – 15% tổng kim ngạch.
Hiệp hội Công nghiệp nhựa Hoa Kỳ thừa nhận, Việt Nam đang nổi lên như một “thế lực” đáng gờm trong thị trường sản xuất và thương mại nhựa toàn cầu, bao gồm cả sản phẩm, vật liệu nhựa thông thường và những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như khuôn mẫu chính xác, nhựa y tế, nhựa thực phẩm.
“Kim ngạch xuất khẩu nhựa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tăng đáng kể nhờ lợi thế về tỷ giá và chi phí lao động cạnh tranh”, Hiệp hội Công nghiệp nhựa Hoa Kỳ nhận xét.
Còn theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), sản phẩm nhựa của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt đối với sản phẩm nhựa gia dụng.
Thách thức giữ vị thế
Cuối tháng 2/2025, Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ghi tên mình vào danh sách doanh nghiệp nhựa cung ứng cho thị trường Hoa Kỳ với một đơn hàng nhựa nông nghiệp, bao gồm các loại chậu, khay nhựa trồng cây và máng nhựa chăn nuôi.

Dấu ấn này khẳng định chất lượng của Nhựa Bình Thuận đã đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 cũng như những tiêu chuẩn đặc thù của thị trường tiên tiến hàng đầu thế giới.
“Thành công tại thị trường Hoa Kỳ mở cơ hội cho Nhựa Bình Thuận đặt chân sang các thị trường khó tính khác”, bà Nguyễn Hồng Nhung, CEO Nhựa Bình Thuận, khẳng định.
Ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Nhựa Pha Lê, cũng khẳng định, thị trường Hoa Kỳ có sức tiêu thụ lớn nhưng doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Để thành công xuất khẩu sản phẩm sang thị trường hàng đầu thế giới, Nhựa Pha Lê phải trả giá bằng nhiều bài học, bên cạnh việc đầu tư mạnh tay cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tiêu chuẩn xanh áp dụng cho nhà máy.
Đáng chú ý, những tiêu chuẩn này không ngừng gia tăng, cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, khiến các doanh nghiệp nhựa phải không ngừng vận động dù đã thành công đạt được tiêu chuẩn chất lượng và tìm được chỗ đứng tại Hoa Kỳ.
Thách thức lớn ngành nhựa đang vấp phải, theo VPA, là việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khoảng 75 – 80% nguyên liệu, phụ liệu đầu vào của ngành nhựa đến từ nhập khẩu, tạo ra thế bị động cho ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng hai con số mỗi năm này.
Việc Nhà máy hóa dầu Long Sơn tạm ngừng vận hành thương mại có thể tiếp tục kéo dài hơn nữa thời gian ngành nhựa phụ thuộc vào nhập khẩu. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc nằm trong top hai các nhà cung ứng nguyên phụ liệu ngành nhựa cho Việt Nam, có thể gây rủi ro đối với xuất khẩu nhựa sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh thương chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc đang có dấu hiệu leo thang.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Tập đoàn SCG của Thái Lan chính thức sở hữu 100% dự án hóa dầu Long Sơn
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đã bán 29% cổ phần còn lại tại dự án hóa dầu Long Sơn cho tập đoàn SCG với giá 2.052 tỷ đồng.
Đề xuất định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.