Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài: Mở room cho dầu khí
Nguyễn Cảnh
Thứ bảy, 19/10/2024 - 11:35
Hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ đầu tư dự án dầu khí đã được rộng mở so với quy định tại Nghị định 31/2021 của Chính phủ.
Đây là một
trong những nội dung nêu trong Nghị định 132/2024 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/10.
Theo đó,
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (sau đây gọi tắt là vốn
đầu tư ra nước ngoài) gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm
vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi
nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để đầu
tư ở nước ngoài.
Nghị định
nêu rõ, nhà đầu tư được dùng cổ phần, phần vốn góp/dự án của mình tại Việt Nam
để thanh toán/hoán đổi mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức
kinh tế ở nước ngoài.
Liên quan đến
chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy
móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí tại nước
ngoài.
Hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, lần lượt được quy định không vượt quá 500 nghìn USD đối với các
hoạt động như: nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư, khảo sát thực địa, đàm
phán hợp đồng… và không quá 2 triệu USD phục vụ đấu thầu quốc tế, đặt cọc ký quỹ
theo yêu cầu của bên mời thầu, mua bán sáp nhập công ty…
Room đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các dự án dầu khí đã rộng mở với các doanh nghiệp nhà nước như PVN, đồng thời trách nhiệm kiểm soát, quản lý nhà nước vẫn đòi hỏi cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đảm bảo (ảnh minh họa: Hoàng Anh)
Đáng chú ý,
cũng theo nghị định, việc doanh nghiệp nhà nước thực hiện các giao dịch vượt hạn
mức nêu trên sẽ do hội đồng thành viên/hội đồng quản trị công ty quyết định sau
khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước
để theo dõi theo thẩm quyền.
Nếu không
phải doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch vượt hạn mức do nhà đầu
tư quyết định và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, hạn
mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp chứng nhận đầu tư đã được
điều chỉnh so với Nghị định 31/2021 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư. Cụ thể, theo khoản 4 điều 82 Nghị định 31/2021, hạn mức này không
vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 USD, được tính
vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
Dẫu vậy,
Nghị định mới ban hành cũng nêu rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động
đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm quản
lý, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp nhà nước theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định
31/2021 đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước (như
ra quyết định đầu tư, kiểm tra giám sát, giải quyết vướng mắc trong thực hiện
quy định pháp luật liên quan).
Bên cạnh
quy định, hướng dẫn về huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án, Nghị định cũng đề cập cụ thể hoạt động chuyển nhượng dự
án. Theo đó, nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần/toàn bộ dự án phù hợp quy định
của hợp đồng, thỏa thuận, giấy phép, pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và các
quốc gia có liên quan.
Việc chuyển
nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước hoặc nước
ngoài, được thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư.
Trường hợp chuyển nhượng dự
án có phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam
theo quy định pháp luật và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn
lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản của Việt Nam với
các nước và vùng lãnh thổ.
Kỷ nguyên bùng nổ thông tin cùng với sự phát triển các ứng dụng công nghệ đang xóa nhòa các khoảng cách địa lý. T&T Group – một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam đã và đang triển khai hàng loạt dự án đầu tư ra nước ngoài với tư duy “thế giới phẳng”.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.