Khởi nghiệp

Cổ đông ngoại đang tháo chạy khỏi Pharmacity?

Việt Hưng Thứ năm, 30/11/2023 - 13:15

Đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Được thành lập vào tháng 11/2011, Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Ở giai đoạn cực thịnh, Pharmacity từng có gần 1.100 nhà thuốc trên toàn quốc, tính đến giữa tháng 8/2022.

Thế nhưng, kể từ thời điểm chuỗi nhà thuốc này có những biến động về cổ đông lớn và nhân sự cấp cao vào hồi cuối năm ngoái, nhiều điểm yếu đã được bộc lộ.

Cụ thể, trong giai đoạn 2018-2020, doanh thu của Pharmacity liên tục tăng trưởng nóng. Doanh thu năm 2019 tăng 129% so với 2018, và doanh thu năm 2020 tăng hơn 230% so với năm 2019. Nhưng trái ngược với doanh thu, công ty lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 vượt mức 1.000 tỷ đồng.

Giới thạo tin cho rằng, nguồn cơn của khoản lỗ lũy kế chủ yếu đến từ ban điều hành của Pharmacity. Điều này buộc nhà sáng lập Chris Blank phải rời ghế tổng giám đốc, cũng như người đại diện pháp luật.

Vị trí đại diện pháp luật của Pharmacity sau đó được trao cho ông Nguyễn Như Nam - quản lý đầu tư của quỹ Hàn Quốc SK Group. Báo cáo cập nhật sở hữu tính đến cuối tháng 7/2022 cho thấy SK Group đang là cổ đông ngoại lớn nhất sở hữu 14,5% cổ phần của Maroon Bells - công ty sở hữu chuỗi nhà thuốc Pharmacity.

Kể từ khi SK Group tiếp quản Pharmacity, chuỗi nhà thuốc này đã có hai Tổng giám đốc là bà Trần Tuệ Tri - đã từ nhiệm vào 24/11 và ông Deepanshu Madan - người mới được bổ nhiệm gần đây.

Sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh thời gian dài trước đó, cũng như những thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông, ban lãnh đạo ở thượng tầng doanh nghiệp đã khiến cho các cổ đông ngoại còn lại của Pharmacity cảm thấy "lo lắng", một nguồn tin nói với TheLEADER.

Đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Cổ đông ngoại đang tìm cách tháo chạy khỏi Pharmacity?
Pharmacity đang phải thu hẹp quy mô, đóng cửa gần 200 nhà thuốc từ giữa năm 2022 đến nay

Khả năng cao, cổ đông ngoại muốn "tháo chạy" khỏi Pharmacity nằm trong nhóm các quỹ đã rót vốn cho chuỗi nhà thuốc này trong vòng huy động Series C có giá trị 31,8 triệu USD vào đầu năm 2020, nhưng chưa từng công bố tên nhà đầu tư.

Hai nhóm cổ đông còn lại là SK Group và Mekong Capital. SK Group được cho là đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào Pharmacity, thông qua việc sở hữu cổ phần của công ty mẹ là Maroon Bells.

Trong khi đó, Mekong Capital thông qua quỹ Mekong Enterprise Fund III đã sớm đầu tư vào Pharmacity năm 2019. Dù không tiết lộ con số cụ thể, nhưng theo thông lệ của MEFIII, quỹ này sẽ bỏ ra từ 8 đến 15 triệu USD để đầu tư vào mỗi doanh nghiệp.

Ông Chad Ovel - Tổng giám đốc của Mekong Capital tin rằng, Pharmacity là nhà bán lẻ dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam cho thấy tất cả mọi quy định và nguyên tắc trong ngành này có thể được tuân thủ mà chuỗi vẫn đạt được lợi nhuận từng cửa hàng đều đặn.

Sản phẩm bán tại Pharmacity được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và nhà phân phối chính hãng, thay vì mua qua các đầu mối bán sỉ hoặc một bên thứ ba, nhằm đảm bảo khách hàng được phục vụ với sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Chất lượng và dịch vụ cũng là những từ khóa quan trọng được tân Tổng giám đốc Deepanshu Madan nhắc tới trong ngày đầu nhận vị trí mới. Ông tin rằng, Pharmacity sẽ sớm khẳng định vị thế là nhà thuốc của mọi gia đình Việt.

Tân CEO Pharmacity từng dẫn dắt các khoản đầu tư thành công vào chuỗi nhà thuốc Yifeng (một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất Trung Quốc), chuỗi bệnh viện Max Healthcare (chuỗi bệnh viện tư nhân lớn thứ ba Ấn Độ) và Vmart (một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ).

Ngoài ra, ông đã có nhiều dấu ấn trong lĩnh vực tư vấn, ngân hàng và đã góp phần quan trọng trong việc phát triển danh mục đầu tư bán lẻ và chăm sóc sức khỏe của quỹ TR Capital tại châu Á trong 5 năm qua.

Cổ đông ngoại đang tìm cách tháo chạy khỏi Pharmacity? 1
Ông Deepanshu Madan - tân Tổng giám đốc Pharmacity

Tuy nhiên, cuộc đua trong ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam dường như không chỉ có chất lượng và dịch vụ. "Yếu tố nhân sự và khả năng vận hành hiệu quả quan trọng hơn rất nhiều", một chuyên gia trong ngành nhận định.

Pharmacity trong thời gian gần đây không chỉ có tân CEO, mà nhiều quản lý cấp C cũng được thay thế. "Việc tuyển chọn các vị trí này không hề dễ dàng, vì dường như các nhân sự tốt nhất trong ngành đều đã và đang làm việc cho các doanh nghiệp đối thủ", một nguồn tin tiết lộ.

Chưa kể, có những sai lầm trong ngành bán lẻ rất khó "sửa chữa" như việc thuê các mặt bằng mở nhà thuốc. Từng có thời điểm doanh nghiệp chạy đua mở rộng, lấy các mặt bằng đẹp với "mọi giá", mà quên đi tính hiệu quả trong kinh doanh, dẫn đến việc lỗ lũy kế ngày một tăng.

Thực tế, Pharmacity đã và đang bước đầu phải thu hẹp quy mô. Từ giữa năm 2022 đến nay, Pharmacity đã đóng cửa gần 200 nhà thuốc, từ 1.118 cửa hàng xuống còn 936 cửa hàng ở thời điểm hiện tại.

Chuỗi nhà thuốc này kì vọng vào việc tập trung cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tối ưu hoá chi phí hoạt động, nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong năm 2023.

Trong khi đó, FPT Retail với chuỗi nhà thuốc Long Châu dường như đang làm rất tốt công việc của mình. Từ đơn vị đi sau, Long Châu đã nâng tổng số nhà thuốc lên đến 1.384 cửa hàng trên toàn quốc, tính đến cuối quý 3/2023.

Hiệu quả hoạt động nhà thuốc được duy trì, FPT Long Châu ghi nhận mức doanh thu lũy kế 9 tháng năm 2023 đạt 11.088 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình, mỗi nhà thuốc Long Châu đem về cho FPT Retail 1,1 tỷ/tháng.

Gần đây, FPT Retail còn gia nhập mảng trung tâm tiêm chủng với việc cho ra đời 4 cơ sở tiêm chủng mang thương hiệu Long Châu tại TP. HCM và Hà Nội.

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam còn được gia tăng sức "nóng" khi có sự gia nhập của hãng dược phẩm DongWha Pharm của Hàn Quốc. DongWha Pharm đã chi 30 triệu USD mua lại 51% cổ phần của chuỗi Trung Sơn Pharma.

Trung Sơn Pharma hiện vận hành hơn 140 nhà thuốc chủ yếu tập trung ở thị trường miền Nam. Năm ngoái, doanh thu Trung Sơn Pharma đạt khoảng 568 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 46% kể từ năm 2019.

CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri và khát vọng thương hiệu quốc gia

CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri và khát vọng thương hiệu quốc gia

Leader talk -  1 năm
Sự may mắn hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống và sự nghiệp của CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri nhưng điều quan trọng, theo nữ lãnh đạo, là phải biết nắm bắt cơ hội ở những “thời điểm vàng”.
CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri và khát vọng thương hiệu quốc gia

CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri và khát vọng thương hiệu quốc gia

Leader talk -  1 năm
Sự may mắn hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống và sự nghiệp của CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri nhưng điều quan trọng, theo nữ lãnh đạo, là phải biết nắm bắt cơ hội ở những “thời điểm vàng”.
Inflow huy động thành công 2 triệu USD

Inflow huy động thành công 2 triệu USD

Khởi nghiệp -  9 tháng

Với nguồn vốn được bổ sung, Inflow sẽ tăng đầu tư vào bộ phận phát triển sản phẩm và thiết kế cũng như nghiên cứu các công nghệ mới cho chuỗi cung ứng và sản xuất.

M Village mở rộng nhanh hơn với vòng gọi vốn 2,3 triệu USD

M Village mở rộng nhanh hơn với vòng gọi vốn 2,3 triệu USD

Khởi nghiệp -  9 tháng

Hiện tại, M Village đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh với việc đưa vào vận hành 28 cơ sở trong hơn 2 năm, cùng 2 khách sạn với thương hiệu Signature by M Village hướng tới phân khúc người dùng cao cấp.

Xây dựng ngành fintech từ yếu tố nguồn nhân lực

Xây dựng ngành fintech từ yếu tố nguồn nhân lực

Khởi nghiệp -  9 tháng

Nếu có thể xây dựng ngành fintech từ khâu đào tạo, nhân lực, thì đây sẽ là cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính một cách bền vững.

Startup sẽ khó gọi vốn nếu thiếu yếu tố 'xanh'

Startup sẽ khó gọi vốn nếu thiếu yếu tố 'xanh'

Khởi nghiệp -  9 tháng

Nhiều quỹ tư nhân hiện diện tại Việt Nam đang có yêu cầu cao về chuẩn ESG, đồng nghĩa startup nào làm tốt và có cam kết xanh hóa sẽ được rót thêm vốn đầu tư, ngược lại sẽ bị rút dần vốn ra khỏi công ty.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  6 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  6 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  10 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.