Phát triển bền vững

Cơ duyên với kinh tế tuần hoàn của Tân Hiệp Phát

Phạm Sơn Thứ tư, 25/01/2023 - 08:00

Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.

Những tấm pallet bằng nhựa tái chế do Tân Hiệp Phát sản xuất.

>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".

Đem vinh quang về cho Việt Nam khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chiến thắng cuộc thi SwissUltra – cuộc thi 3 môn phối hợp khốc liệt nhất hành tinh, vận động viên Vũ Phương Thanh tiếp tục ấp ủ thực hiện một kỷ lục khác, ngay trên đất nước mình.

Tuy nhiên, thử thách này của chị Thanh không chỉ để khẳng định bản lĩnh, phá bỏ giới hạn của bản thân, mà còn hướng tới lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường, đồng hành cùng Tân Hiệp Phát, nơi chị Thanh đang làm việc.

Đồng nghiệp của chị Thanh tiết lộ, tại Tân Hiệp Phát, lối sống xanh, thân thiện với môi trường từ lâu đã đi vào hoạt động thường ngày và được đưa vào trong nội quy của doanh nghiệp, chẳng hạn như phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước…

Mặt khác, bảo vệ môi trường cũng thấm nhuần vào tư duy sản xuất của doanh nghiệp, thông qua chương trình “nước là hơi thở” nhằm tiết kiệm nước được tiến hành từ năm 2010, hay mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) giúp ông lớn ngành nước giải khát cắt giảm đến 70 nghìn tấn nhựa kể từ năm 2013 cho đến nay.

Mới đây, hành trình theo đuổi phát triển bền vững của Tân Hiệp Phát ghi một dấu mốc ấn tượng, khi doanh nghiệp này xây dựng và vận hành nhà máy tái chế nhựa tại Hậu Giang.

Vốn là doanh nghiệp với bề dày kinh nghiệm sản xuất nước giải khát có lợi cho sức khỏe, sự “lấn sân” sang mảng tái chế của Tân Hiệp Phát khiến nhiều người ngạc nhiên. Thế nhưng, cơ duyên đến với ngành tái chế hóa ra lại xuất phát từ chính những giá trị nguyên bản mà Tân Hiệp Phát vẫn luôn lưu giữ trong suốt gần 30 năm phát triển.

Những giá trị ấy được bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, tiết lộ trong câu chuyện cuối năm.

Cơ duyên với kinh tế tuần hoàn của Tân Hiệp Phát
Doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát

Là ông lớn ngành nước giải khát nhưng Tân Hiệp Phát hầu như không có kinh nghiệm gì trong ngành tái chế. Vậy tại sao Tân Hiệp Phát lại quyết định tham gia ngành công nghiệp đầy mạo hiểm này?

Bà Trần Uyên Phương: Ô nhiễm môi trường, khủng hoảng rác thải đang là những vấn đề nhức nhối. Kinh tế tuần hoàn được đưa ra như một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ấy.

Khi kinh tế tuần hoàn trở thành chủ đề nóng, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều băn khoăn tự hỏi “liệu mình có thể ứng dụng giải pháp gì nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”. Tùy vào điều kiện, thế mạnh riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm truyền thông hay tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng…

Riêng đối với Tân Hiệp Phát, chúng tôi nhận thấy điểm mạnh của mình là nghiên cứu, sản xuất và sáng tạo trong sản xuất. Vì vậy, Tân Hiệp Phát mong muốn khép kín vòng lặp tuần hoàn, thông qua sử dụng phế liệu để tái chế ra sản phẩm gì mà bản thân doanh nghiệp có thể sử dụng được.

Bài toán đó được Tân Hiệp Phát giao cho đội ngũ kỹ sư, lãnh đạo các phòng, ban cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên cùng nhau tìm lời giải. Đầu tiên, chúng tôi tái chế các bao nylon. Sau đó, thấy hiệu quả thu gom ngày càng được nâng cao, Tân Hiệp Phát mới nhập dây chuyền, trang thiết bị về mở nhà máy tái chế ra tấm pallet nhựa.

Giai đoạn ấy rơi vào đúng khoảng tháng 10/2021, khi dịch Covid-19 vẫn còn đang rất căng thẳng. Đợi mãi mà chuyên gia nước ngoài chưa sang được, đội ngũ kỹ sư của Tân Hiệp Phát quyết định mở catalogue ra tự lắp ráp, tự vận hành và cho ra những tấm pallet đầu tiên. Đây cũng là một niềm tự hào của chúng tôi khi tham gia nghiên cứu, ứng dụng giải pháp mang tính tuần hoàn.

Liệu đây thực sự có là giải pháp hiệu quả đối với một doanh nghiệp nước giải khát?

Bà Trần Uyên Phương: Điểm hiệu quả, như tôi đã nói, là sản phẩm đầu ra của nhà máy tái chế được chính chúng tôi sử dụng, nhờ đó có thể đảm bảo đầu ra và khép kín được vòng lặp tuần hoàn. Tất nhiên, sau này, nếu thị trường có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng cung ứng sản phẩm tái chế cho thị trường.

Thật ra, để đi đến giải pháp tái chế ra các tấm pallet nhựa, Tân Hiệp Phát cũng phải cân nhắc với nhiều lựa chọn khác. Với tất cả các lựa chọn, chúng tôi đều phải tính toán xem giải pháp ấy khi áp dụng thì cần thay thế sản phẩm nào, thay thế công đoạn nào, làm sao để triển khai nhanh nhất. Rồi cả bài toán kinh tế nữa.

Hiệu quả kinh tế của nhà máy tái chế hiện tại như thế nào?

Bà Trần Uyên Phương: Nói thật thì đầu tư mới sẽ không bao giờ có hiệu quả ngay về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung, bài toán làm sao để có lãi vẫn rất khó để đưa ra lời giải.

Vậy nên có thể nói, hiện tại Tân Hiệp Phát mới đảm bảo tính “tuần hoàn” chứ chưa đạt được tính “kinh tế”.

Tuy nhiên, cũng cần phải cân đếm giữa khoản đầu tư thêm với những lợi ích về môi trường, về xã hội. Đó là trách nhiệm không thể tách rời hoạt động của doanh nghiệp.

Tôi hiểu được rằng, để đảm bảo tính bền vững thì phải tạo ra hiệu quả kinh tế. Tân Hiệp Phát sẽ tiếp tục tối ưu hiệu quả kinh tế của nhà máy tái chế. Có thể chưa có lãi ngay nhưng không thể để lỗ được. Trong tương lai, với những cơ hội mới, Tân Hiệp Phát chắc chắn sẽ làm hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

Cơ hội mới ấy là gì, thưa bà?

Bà Trần Uyên Phương: Cơ hội lớn nhất mà chúng tôi nhìn thấy là kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, bắt buộc phải thực hiện chứ không phải là chỉ khuyến khích nữa.

Bài toán ấy lớn lắm! Câu chuyện Thủ tướng cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050 như một lời hiệu triệu rằng tất cả các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đều phải tư duy lại, phải đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững, không gây tổn hại tới thiên nhiên.

Đối với kinh tế tuần hoàn, Tân Hiệp Phát cũng có thêm niềm tin trước sự tự tin của Bộ Tài nguyên và môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực vào năm 2022, đã lần đầu tiên luật hóa khái niệm kinh tế tuần hoàn cũng như trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Ở các nước, chủ yếu mới là khuyến khích thôi. Việt Nam luật hóa được vấn đề này thì tôi tin là tính khả thi sẽ cao hơn rất nhiều. Đó cũng là một lý do khiến Tân Hiệp Phát vững tâm hơn vào cuộc chơi này.

Cơ duyên với kinh tế tuần hoàn của Tân Hiệp Phát 1
Tân Hiệp Phát mới nhập dây chuyền, trang thiết bị về mở nhà máy tái chế ra tấm pallet nhựa.

Bên cạnh đầu ra cho sản phẩm tái chế và những chính sách hỗ trợ, vấn đề đầu vào cũng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp này. Tân Hiệp Phát đã chuẩn bị phế liệu đầu vào cho tái chế như thế nào?

Bà Trần Uyên Phương: Ngay từ khi mở nhà máy tái chế, chúng tôi xác định là sẽ trở thành một đơn vị tái chế đúng nghĩa, tức là tái chế không chỉ bao bì nhựa của Tân Hiệp Phát mà còn tất cả các loại bao bì nhựa HDPE trên thị trường.

Chất lượng của phế liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu sản phẩm tái chế đầu ra. Để đảm bảo được điều này, Tân Hiệp Phát làm việc với các đơn thị thu gom phế liệu vốn đã tồn tại và hoạt động từ nhiều năm nay.

Thực tế, khâu thu gom phế liệu ở Việt Nam rất phức tạp, bởi chủ yếu diễn ra ở khu vực phi chính thức, là những người đồng nát, ve chai, vựa phế liệu và làng nghề tái chế.

Gần đây, Tân Hiệp Phát có thực hiện một dự án thí điểm, trong đó một hoạt động là khảo sát cả vòng đời của phế liệu. Chúng tôi cử người đi xuống từng địa phương, từng điểm tập kết, vựa thu gom, hộ gia đình để tìm hiểu đường đi của phế liệu nhựa.

Quá trình ấy không hề đơn giản, bởi hoạt động thu gom phế liệu đã hình thành và vận hành suốt hàng chục năm nay, với nhiều bên liên quan cùng chia sẻ lợi ích.

Với vai trò hết sức trung lập là đơn vị tái chế, tại mỗi mắt xích, Tân Hiệp Phát đều quan sát, phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí. Nếu các bên liên quan trong khâu thu gom phế liệu tiếp nhận những giải pháp của Tân Hiệp Phát đưa ra, toàn bộ chuỗi giá trị thu gom, tái chế đều sẽ được hưởng lợi.

Tất cả các bên đều có lợi, bao gồm cả những đơn vị đã, đang hoặc sẽ tham gia vào ngành công nghiệp tái chế, có thể sẽ là những đối thủ cạnh tranh của Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực này?

Bà Trần Uyên Phương: Với những giải pháp giúp tối ưu hóa khâu thu gom được chúng tôi đề xuất, ngành tái chế sẽ được hưởng lợi nhờ chất lượng phế liệu đầu vào tăng lên, chi phí lại giảm. Đó cũng chính là tạo ra động lực để doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp tái chế.

Tái chế là rất quan trọng trong kinh tế tuần hoàn. Với sự nỗ lực của Tân Hiệp Phát cùng sự tham gia của nhiều đơn vị khác, mong rằng những sản phẩm nhựa sẽ không còn bị thải bỏ ra môi trường nữa.

Xinchân thành cảm ơn bà!

Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Phát triển bền vững -  2 năm
Không chỉ hướng đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Suốt 10 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu và đầu tư triển khai dự án tái chế nhựa, nỗ lực giảm 70.000 tấn rác nhựa.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Phát triển bền vững -  2 năm
Không chỉ hướng đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Suốt 10 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu và đầu tư triển khai dự án tái chế nhựa, nỗ lực giảm 70.000 tấn rác nhựa.
Tân Hiệp Phát tiếp sức cho xưởng may của chàng trai khuyết tật

Tân Hiệp Phát tiếp sức cho xưởng may của chàng trai khuyết tật

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Trong chương trình Nối Trọn Yêu Thương mới phát sóng vừa qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát một lần nữa tiếp tục đồng hành, chung tay hỗ trợ anh Phan Minh Quý, một chàng trai khuyết tật nhưng “dám” đứng lên mở xưởng may ngay giữa mùa dịch để hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Phát triển bền vững -  2 năm

Không chỉ hướng đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Suốt 10 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu và đầu tư triển khai dự án tái chế nhựa, nỗ lực giảm 70.000 tấn rác nhựa.

Cuộc chiến 3T ở  Tân Hiệp Phát

Cuộc chiến 3T ở Tân Hiệp Phát

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Văn hoá doanh nghiệp nhìn từ 125 ngày bức bí và căng thẳng chống Covid-19 ở tập đoàn nước giải khát hàng đầu.

3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát

3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Để có thể đối mặt với đại dịch, Tân Hiệp Phát đã phải giải được ba bài toán lớn liên quan đến kinh doanh, vận hành và cải tiến liên tục.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  34 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  39 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.