3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát

Quỳnh Chi Thứ năm, 09/09/2021 - 15:54

Để có thể đối mặt với đại dịch, Tân Hiệp Phát đã phải giải được ba bài toán lớn liên quan đến kinh doanh, vận hành và cải tiến liên tục.

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

May mắn là doanh nghiệp sản xuất một trong những mặt hàng thiết yếu, được phép sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ (3T) tuy nhiên các kênh phân phối, vận chuyển hàng hóa và chuỗi cung ứng của Tân Hiệp Phát đã chịu tác động rất lớn bởi đại dịch Covid-19.

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, vấn đề lớn nằm ở việc các đối tác của Tân Hiệp Phát không được xếp vào nhóm hàng thiết yếu.

“Còn được mua bán là còn may mắn, có thể gọi là trong nguy có cơ. Nhưng làm sao vận chuyển được, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu các doanh nghiệp khác đóng cửa”, bà Phương nói.

Chẳng hạn, lĩnh vực sửa chữa máy móc không phải là ngành hàng thiết yếu nhưng nếu máy móc của doanh nghiệp bị hỏng mà không được sửa chữa kịp thời thì dù là doanh nghiệp 3T cũng không làm gì được, chuỗi sản xuất sẽ bị đứt gãy.

Trong khi đó, các lệnh giãn cách và hạn chế đi lại cũng khiến chi phí vận chuyển tăng cao, dòng lợi nhuận của các kênh phân phối bị ảnh hưởng. Nếu kéo dài, các công ty sản xuất sẽ có nguy cơ mất đi kênh phân phối, đồng nghĩa với việc mất đi khách hàng.

Bà Phương cho biết, giải pháp cho toàn bộ hệ thống không chỉ nằm ở việc bán hàng trực tuyến vì giải pháp này không đủ cho trung và dài hạn, Tân Hiệp Phát lựa chọn duy trì hỗ trợ giá và khuyến mãi cho các kênh phân phối. Giải pháp này giúp các đại lý đưa sản phẩm với giá tốt nhất tới tay người tiêu dùng, đồng thời giữ được lợi nhuận.

Khó khăn thứ hai liên quan đến vấn đề vận hành. Nỗ lực duy trì sản xuất theo mô hình 3T là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp, không riêng gì Tân Hiệp Phát. Trong đó, nỗi lo lớn nhất liên quan đến yếu tố kỷ luật và tâm lý của người lao động.

Bà Phương cho biết, Tân Hiệp Phát hiện có hơn 1.000 lao động đang làm việc theo mô hình 3T suốt hơn hai tháng nay. Vấn đề an toàn sức khoẻ được đảm bảo nhưng sau một tháng, các hoạt động cho người lao động giải trí, thư giãn đã bắt đầu trở thành một trong những điểm cần lưu ý khi tinh thần của họ đi xuống.

Nhiều người lao động muốn rời nhà máy để về nhà vì quá nhớ gia đình. Đó là điều dễ hiểu và thông cảm. Để giữ vững tinh thần của người lao động, Tân Hiệp Phát đã tổ chức rất nhiều hoạt động kết nối người lao động, đồng thời tuyên truyền cho tất cả mọi người về tình hình dịch bệnh ở bên ngoài, và những chính sách đảm bảo an toàn cho người lao động.

“Duy trì truyền thông hàng ngày là rất quan trọng”, bà Phương nói.

3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát
Lãnh đạo Tân Hiệp Phát kiểm tra điều kiện sinh hoạt của công nhân 3T

Con người luôn được xem là yếu tố then chốt trong doanh nghiệp, vì vậy, liên tục xác định và bổ sung cho người lao động những năng lực cần có trong giai đoạn mới để có thể thích ứng với đại dịch là bài toán quan trọng được ban lãnh đạo Tân Hiệp Phát chú trọng.

Nhằm “sống chung” với đại dịch Covid-19, Tân Hiệp Phát đã nỗ lực cải tiến quy trình để có thể duy trì các điểm kiểm soát nhưng vẫn thanh toán đúng hạn cho các nhà cung ứng của tập đoàn.

Bà Phương cho rằng, nhiều vấn đề cần phải giải quyết hàng ngày để đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn nhưng vẫn phải kiểm soát, không để vỡ trong trung và dài hạn.

Vấn đề thứ ba liên quan đến câu chuyện cải tiến liên tục trong doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát yêu cầu người lao động khi ra ngoài phải sử dụng nón Vihelm. Chiếc nón này cảnh báo người lao động không đưa tay lên mắt mũi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đang nghiên cứu thêm vòng đeo tay, vừa giúp đo thân nhiệt, vừa giúp truy vết nhanh.

Hiện nay, nhiều đơn vị đặt ra vấn đề không thể truy vết các ca F0. Có trường hợp chỉ sau 3 – 7 ngày phát hiện ca F0 đầu tiên đã tăng lên 200 ca nhiễm. Chính vì vậy, Tân Hiệp Phát thử nghiệm vòng đeo tay truy vết, vừa tăng cường công tác quản lý, vừa mang yếu tố đề cao giá trị an toàn cho người lao động.

Linh hoạt và sáng tạo, theo lãnh đạo Tân Hiệp Phát, chính là cách thích ứng tốt nhất để vượt qua thách thức đại dịch.

Doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu dùng để chuyển mình

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt

Dẫn báo cáo của Ipos, bà Phương nhận định, thị trường Việt Nam sẽ dần được phục hồi trở lại giống như năm 2019 nhưng tập trung nhiều hơn vào tiềm lực nội địa.

Do các tác động của đại dịch, xu hướng tiêu dùng của người Việt đã thay đổi, người dân sẽ lựa chọn các sản phẩm nội địa giá thành phù hợp nhưng đề cao sức khỏe và an toàn. Đây là điều mà các doanh nghiệp, trong đó có Tân Hiệp Phát cần lưu ý để có thể khai thác “tiềm lực nội địa” này.

Do ảnh hưởng thu nhập giảm nên người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu những sản phẩm không thiết yếu hoặc được xem là không tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng sẽ mua hàng dựa trên giá trị, lợi ích sản phẩm mang lại. Vì vậy, giá trị và sự tiện lợi của sản phẩm sẽ “lôi kéo” người tiêu dùng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm.

Bà Phương cho rằng, người tiêu dùng vẫn trung thành với những nhãn hiệu hiện tại nhưng vẫn sẵn sàng thử sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng cho nhu cầu mới của họ.

Đáng chú ý, không tiếp xúc là xu hướng sắp tới, ngay cả thanh toán khi mua sắm. Người tiêu dùng đang tìm kiếm hình thức bán lẻ không cần tiếp xúc. Do đó, giao dịch trên sàn thương mại điện tử và không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trong đó mua sắm qua livestream có cơ hội phát triển nhiều hơn.

Người dân cũng sẽ tránh những tụ tập gặp gỡ, ưu tiên gặp gỡ gia đình, bạn bè tại gia. Họ sẽ hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tiêu thụ, ăn uống bên ngoài. Do đó, nhãn hàng cần thiết lập mối quan hệ với người tiêu dùng để khiến họ không cảm thấy cô độc, qua tổ chức các chương trình trực tuyến kết nối với người tiêu dùng. 

Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát

Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Doanh nghiệp gia đình như một con tàu, mỗi toa tàu đại diện cho một thế hệ. Nếu yếu tố gia đình là trái tim, là động cơ thì đường ray và những bánh lái chính là yếu tố quản trị.
Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát

Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Doanh nghiệp gia đình như một con tàu, mỗi toa tàu đại diện cho một thế hệ. Nếu yếu tố gia đình là trái tim, là động cơ thì đường ray và những bánh lái chính là yếu tố quản trị.
Siêu lợi nhuận của Tân Hiệp Phát: bán chai nước 12.000 đồng lãi 4.000 đồng

Siêu lợi nhuận của Tân Hiệp Phát: bán chai nước 12.000 đồng lãi 4.000 đồng

Doanh nghiệp -  4 năm

Tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi sản phẩm của Tân Hiệp Phát tăng mạnh trong năm ngoái nhờ lợi thế giá vốn nguyên liệu đầu vào.

Con gái ông chủ Tân Hiệp Phát mua 22% cổ phần Yeah1

Con gái ông chủ Tân Hiệp Phát mua 22% cổ phần Yeah1

Doanh nghiệp -  5 năm

Bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của Yeah1, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang có trong tay một trong những kênh quảng cáo nhiều người xem nhất Việt Nam

Thách thức chuyển giao quyền lực trong doanh nghiệp gia đình nhìn từ Tân Hiệp Phát

Thách thức chuyển giao quyền lực trong doanh nghiệp gia đình nhìn từ Tân Hiệp Phát

Leader talk -  5 năm

Theo nghiên cứu của Deloitte, những khó khăn trong việc chuyển giao quyền lực, xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận là lý do khiến chưa tới 30% số doanh nghiệp gia đình có thể tồn tại được đến thế hệ thứ ba.

Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Phải vượt qua nỗi sợ hãi nếu thất bại

Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Phải vượt qua nỗi sợ hãi nếu thất bại

Leader talk -  6 năm

"Cách đây mười mấy năm, chúng tôi không nghĩ mình có thể đương đầu với những người khổng lồ như Coca Cola hay Pepsi, nhưng chúng tôi đã làm được. Nếu Tân Hiệp Phát có thể, thì các bạn cũng có thể, hãy tin vào điều đó".

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Ống kính -  45 phút

Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  45 phút

Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  2 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  2 giờ

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.