Tiêu điểm
World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương
Theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về Trung Quốc và Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận, sự phát triển giáo dục của các nước thuộc khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Báo cáo Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương của WB cho thấy, cải thiện chất lượng giáo dục là điều cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế, trong đó các kỹ năng đọc và tính toán cơ bản, cũng như các kỹ năng phức tạp hơn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tương lai.
“Đảm bảo giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em, bất kể nơi sinh ra ở đâu là nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh, cũng là cách tốt nhất giúp ngăn chặn và đảo ngược sự gia tăng bất bình đẳng”, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhìn nhận.
WB cho biết, khoảng 331 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng 1/4 tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường của thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD.
Các trường này không chỉ nằm ở các nước giàu có như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra, WB cũng nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh top đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.
Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực đang chưa đạt được kết quả mong muốn. Tại nhiều quốc gia, 60% học sinh vẫn đang học tại các hệ thống nhà trường yếu kém và không được trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công.
Ví dụ như ở Indonesia, điểm thi cho thấy học sinh đang tụt hậu khoảng 3 năm so với bạn bè đồng trang lứa ở các nước có hệ thống giáo dục hàng đầu trong khu vực.
Ở các quốc gia như Campuchia và Đông Timor, thậm chí có tới hơn 1/3 học sinh lớp 2 hoàn toàn chưa biết đọc trong các bài kiểm tra tập đọc.
Một phát hiện quan trọng khác của WB là thu nhập hộ gia đình không phải luôn quyết định kết quả học tập của trẻ, và điều này đúng với tất cả các nước trong khu vực.
Ví dụ, ở Việt Nam và Trung Quốc (các tỉnh và thành phố gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông), học sinh từ các hộ gia đình nghèo có kết quả học tập trong lĩnh vực toán và khoa học ngang bằng, thậm chí cao hơn so với nhóm học sinh trung bình trong khối OECD.
"Đối với các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cải thiện hệ thống giáo dục của đất nước, việc phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, đi kèm với cam kết chính trị mạnh mẽ có thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho cuộc sống của trẻ em trong khu vực", ông Jaime Saavedra, Giám đốc cấp cao về giáo dục của WB nhận xét.
Theo đó, WB kêu gọi các quốc gia tập trung vào bốn lĩnh vực chính: chi tiêu công có hiệu quả và công bằng, chuẩn bị cho học sinh học tập, lựa chọn, hỗ trợ giáo viên và sử dụng có hệ thống các chương trình đánh giá để định hướng công tác giảng dạy.
Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhà không thể xây từ mái
Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhà không thể xây từ mái
Muốn cải tiến hệ thống giáo dục đại học để có nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam cần phải cố gắng để hoàn thiện các trường đại học hiện có trước đã. Sẽ đến ngày Việt Nam sở hữu những trường đại học đẳng cấp quốc tế, nhưng có lẽ viễn cảnh đó vẫn còn xa xôi.
Từ Vinschool nhìn về cơn sốt giáo dục tư nhân ở Việt Nam
Ở Việt Nam cha mẹ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để con của họ được học tập trong môi trường tốt hơn.
Home Credit tung sản phẩm về giáo dục, sức khỏe
Hiện sản phẩm đã được triển khai tại tất cả các trung tâm California ở TP.HCM, dự kiến sẽ triển khai toàn quốc vào cuối tháng 11/2017.
Cựu CEO Microsoft Vũ Minh Trí kể chuyện khởi nghiệp giáo dục ở tuổi 44
Từ bỏ danh vọng trong làng công nghệ, Vũ Minh Trí bất ngờ chuyển hướng sang khởi nghiệp lĩnh vực giáo dục ở tuổi 44 với hoài bão tạo ảnh hưởng lớn hơn cho các thế hệ tiếp theo.
The Heritage Tân Thanh: Chuẩn an cư mới, trong phố kinh doanh
Đang trong giai đoạn giới thiệu, nhưng The Heritage Tân Thanh đã gây chú ý giới đầu tư và môi giới nhờ vị trí đắc địa tại trung tâm huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Xuất khẩu nông sản: Thách thức vượt mốc 60 tỷ USD
Mục tiêu xuất khẩu nông sản năm nay phụ thuộc một phần vào tốc độ khôi phục sản xuất sau bão số 3.
Khai trương siêu thị cao cấp Mena Gourmet Market
Mena Gourmet Market nằm tại khu vực sát sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên ngày 10/10, đánh dấu bước khởi đầu cho một chuỗi siêu thị cao cấp mới.
Nhiệt điện LNG Quảng Trị sẽ về đích trước 2030
UBND tỉnh Quảng Trị cam kết đưa dự án nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trị hoàn thành, đi vào vận hành trước năm 2030, trên cơ sở điều chỉnh một số nội dung liên quan.
Lộc Trời sa sút thế nào dưới thời cựu CEO Nguyễn Duy Thuận?
Chỉ tại vị ở Lộc Trời hơn bốn năm, nhưng ông Nguyễn Duy Thuận đã đưa doanh nghiệp bước sang một trang mới, theo hướng tiêu cực.
Chuỗi sự kiện ‘Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – ngời khí chất’
Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19/10 - 20/10 tại “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm giải chạy, giải Golf...
Vietnam Airlines tổ chức diễn tập ứng phó khẩn nguy thực binh
Ngày 10/10/2024, hãng hàng không Quốc gia tổ chức diễn tập quy trình thoát hiểm khẩn cấp trên mặt đất với máy bay Airbus A320.