Đầu tư

Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Phó giám đốc Savills Việt Nam, Troy Griffths Thứ sáu, 05/10/2018 - 12:10

Ông Troy Griffths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam chưa đáp ứng đủ cả về chất và lượng, mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Troy Griffths, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam

Quá trình đô thị hóa với tốc độ cao trong những năm gần đây ở Việt Nam tạo ra trung bình khoảng 1 triệu lao động có nhu cầu chuyển từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. 

Do đó, phát triển giáo dục quốc gia vì vậy trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc. 

Với quy mô dân số gần 100 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục; tuy vậy cần hướng đến trọng tâm là cải thiện chất lượng.

Trong khi nền giáo dục nước nhà còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nhiều gia đình khá giả đã chọn giải pháp cho con đi du học. Theo số liệu của UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam đã tăng trung bình 12%/năm từ 50 ngàn học sinh năm 2012 lên đến xấp xỉ 80 ngàn học sinh năm 2016. 

Những con số này cho thấy ngành giáo dục tại Việt Nam cần có những phương án thay thế và càng nhấn mạnh hơn nữa tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này.

Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Theo ông Troy Griffths, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, các phụ huynh Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào con trẻ và học sinh luôn khát khao có được giáo dục đào tạo cao hơn mức trung bình trên toàn cầu.

Tại TP. HCM, các trường học quốc tế hiện nay không chỉ giảng dạy cho con cái của các gia đình người nước ngoài tại Việt Nam mà cả các gia đình người Việt mong muốn con mình theo học tại các cơ sở quốc tế.

TP.HCM là một trong 27 thành phố trên thế giới có trên 50 trường quốc tế, mỗi năm các trường ở đây đều nhận được rất nhiều hồ sơ của học sinh Việt Nam. Tuy vậy do quy định của nhà nước, số lượng học sinh trong nước theo học tại các trường này hiện đang bị giới hạn.

Tuy nhiên gần đây, Nghị định 86 đã nâng hạn mức số lượng học sinh Việt Nam tại các trường học có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định này cho phép tối đa 50% học sinh Việt tại các trường quốc tế, thay đổi đáng kể so với giới hạn trước đó là 10% đối với trường tiểu học và 20% đối với trường THCS và THPT.

Sửa đổi trong Nghị định 86 đem đến một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng trường học quốc tế tại Việt Nam. Giới hạn này đã từng là một cản trở lớn cho nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là tại các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM, nơi số lượng người nước ngoài không lớn nhưng có nhiều gia đình Việt khá giả muốn đầu tư vào việc học tập của con cái.

Bêm cạnh đó, ông Troy Griffths cũng cho rằng, các trung tâm dạy tiếng Anh đã phát triển đáng kể trong những năm qua. TP.HCM và Hà Nội hiện có khoảng 450 trung tâm tiếng Anh; trong đó ILA đang dẫn đầu thị trường. Hệ thống này mới nhận đầu tư từ EQT để tiếp tục mở rộng tại Việt Nam,

Gần đây, một làn sóng đầu tư lớn vào các trường quốc tế cho thấy tiềm năng phát triển của giáo dục quốc tế tại Việt Nam. IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh Hội Việt – Mỹ (Vietnam-USA Society - VUS); Mekong Capital đầu tư và trung tâm tiếng Anh YOLA; và IAE đầu tư và Đại học Western University. 

Trước đó, Cognita, một quỹ giáo dục, đã mua Trường Quốc tế TP.HCM (International School of HCMC - ISHCMC) và Trường Tiểu học Saigon Pearl. Quỹ North Anglia đã mua Trường Quốc tế Anh Quốc (British International School), và TPG, một quỹ đầu tư Mỹ, đã sát nhập Trường Việt – Úc (Vietnam-Australia School - VAS). 

Các trường đại học và cao đẳng công ở Việt Nam chỉ có thể nhận 600.000 trong số 1,8 triệu hồ sơ trong kỳ xét tuyển đại học quốc gia hàng năm, cho thấy nhu cầu giáo dục cấp sau trung học phổ thông đang rất lớn.

Mặt khác, các sinh viên ra trường đã và đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm đúng ngành học của mình bởi còn thiếu kỹ năng thực hành thiết yếu. Dù ngày càng có nhiều hợp tác với các trường Đại học quốc tế, số lượng học sinh Việt đi du học vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong số đó nhiều sinh viên quyết định học đại học tại các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Pháp. 

Có thể thấy, môi trường giáo dục tại Việt Nam đang cần có thêm các trường đại học chất lượng, với bằng cấp được chứng nhận quốc tế và học phí cạnh tranh, hứa hẹn cơ hội đầu tư lớn, vị lãnh đạo này nhận định.

Bên cạnh những cơ hội, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cũng cho rằng, đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam còn tồn tại một số thách thức, bao gồm một số hạn chế về các chương trình và một số những quy định về thủ tục. 

Theo đó, giáo dục được ghi nhận là một trong những ngành vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần xử lý như hối lộ nhập học, nâng điểm thi và kết quả học tại tất cả các cấp, sao chép, đạo văn, gian lận thi cử, giả mạo bằng cấp và khai khống ngân sách giáo dục để trục lợi cá nhân. 

Mặt khác, những quy định khắt khe của chính phủ Việt Nam cũng có thể là một thách thức cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Thuế suất cao, vốn đầu tư tối thiểu cho từng loại tổ chức và hợp tác giáo dục, yêu cầu về nhân lực và quy trình cấp phép phức tạp chính là những rào cản ban đầu cho bất kỳ nhà đầu tư nào. 

Nghị định 86 mới được ban hành cho phép 5 loại tổ chức giáo dục: tổ chức đào tạo ngắn hạn, trường mẫu giáo mầm non, tổ chức giáo dục bậc phổ thông (tiểu học, THCS, THPT và liên cấp, tổ chức giáo dục bậc cao và các chi nhánh của các tổ chức giáo dục cấp cao quốc tế.

Tuy nhiên, ông Troy Griffths cho rằng, với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tăng mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục cao hơn. Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao; câu hỏi đặt ra là "nguồn cung sẽ đáp ứng theo mô hình và quy mô nào"?  

World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương

World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương

Tiêu điểm -  6 năm
Theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về Trung Quốc và Việt Nam.
World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương

World Bank: Giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượng nhất Đông Á - Thái Bình Dương

Tiêu điểm -  6 năm
Theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về Trung Quốc và Việt Nam.
Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Leader talk -  5 năm

Các quĩ phát triển giáo dục và xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung… đều là của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển việc các doanh nghiệp đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện mà là một nghĩa vụ bắt buộc và là giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bật mí về đổi mới giáo dục thời Cách mạng 4.0

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bật mí về đổi mới giáo dục thời Cách mạng 4.0

Leader talk -  6 năm

Sách giáo khoa mới cho trẻ từ lớp 1 được ban hành trong năm tới sẽ hướng đến tinh thần khuyến khích tư duy sáng tạo; đồng thời dạy cho trẻ biết tôn trọng văn hoá truyền thống nhưng cũng bỏ đi tư duy vâng lời và dám hỏi lại giáo viên.

Mục tiêu của giáo dục và Hội chứng 4.0

Mục tiêu của giáo dục và Hội chứng 4.0

Leader talk -  6 năm

Bối cảnh thời đại công nghệ và hội nhập hiện nay, mọi thứ sẽ tự nó thay đổi rất nhanh, trong giáo dục cơ bản không nên xây dựng nội dung mang tính giai đoạn hay phong trào mà phải có tính bao quát và lâu dài.

'Lỗi hệ thống' trong giáo dục nhìn từ vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La

'Lỗi hệ thống' trong giáo dục nhìn từ vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La

Leader talk -  6 năm

Những tiêu cực trong giáo dục qua vụ việc gian lận thi cử đã đánh ngay vào tầng sâu nhất của nền tảng con người, đó là nhân phẩm, đạo đức, lòng tin, làm đảo lộn hệ giá trị của xã hội.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  5 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  5 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  6 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  8 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  20 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Vietnam Airlines Group mở bán 1,5 triệu chỗ dịp Tết Nguyên đán 2025

Vietnam Airlines Group mở bán 1,5 triệu chỗ dịp Tết Nguyên đán 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/1 - 12/2/2025.