FDI Trung Quốc vào ASEAN tăng mạnh
Sau khi Trung Quốc mở cửa lại, FDI từ quốc gia này vào ASEAN được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Nhà đầu tư quốc tế đang bày tỏ sự quan tâm về chính sách, khung pháp lý cũng như môi trường cho các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững tại Việt Nam.
Quyết định xây dựng nhà máy mới của tập đoàn Lego tại Việt Nam gây tiếng vang lớn không chỉ bởi quy mô đầu tư lên đến 1 tỷ USD, mà còn bởi đây là nhà máy bền vững nhất từ trước đến nay của ông trùm đồ chơi lắp ráp toàn cầu. Nhà máy này vận hành theo tiêu chí trung hòa carbon thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, tuần hoàn vật liệu và tiết kiệm năng lượng.
Theo đại diện Lego, quyết định đặt nhà máy trung hòa carbon tại Việt Nam có liên quan mật thiết đến cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại cam kết COP26, cùng với nhiều quyết sách về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Vị thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ nhà máy Lego
Tiếp sau Lego, một doanh nghiệp nước ngoài khác là Pandora cũng quyết định xây dựng nhà máy chuyên chế tác trang sức tại tỉnh Bình Dương, được vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh LEED Gold. Nguồn nhân lực chất lượng và niềm tin vào cam kết bền vững của Việt Nam là lý do được Pandora đưa ra cho dự án này.
Không chỉ các dự án đầu tư mới, ngay cả những FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang tích cực triển khai những phương án xanh hóa sản xuất, kinh doanh. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến nhà máy không phát thải của Heneiken, chương trình nông nghiệp bền vững của Nestlé hay những nỗ lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của Tetra Pak, Unilever…
Câu chuyện về thu hút FDI xanh, bền vững, tuân thủ trách nhiệm về môi trường và xã hội được đặt ra từ lâu trước khi Việt Nam đưa ra cam kết tại COP26. Là một nền kinh tế đang phát triển với nhiều vấn nạn xuất hiện như một hệ quả tất yếu của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam luôn mong chờ vào sự xuất hiện của những công ty toàn cầu đem theo không chỉ nguồn vốn mà còn là công nghệ, quy trình, văn hóa hướng đến phát triển bền vững.
Chính vì lẽ đó, tín hiệu dòng vốn FDI chảy vào những lĩnh vực xanh như một lời khẳng định cho niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào tương lai phát triển bền vững, cũng được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng mới trong thu hút vốn FDI đảm bảo những tiêu chí nghiêm ngặt về môi trường và xã hội.
Gần đây, trong buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư đã bày tỏ với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn đầu tư theo chuẩn ESG vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực như chuyển đổi số, năng lượng tái tạo hay xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hay trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa qua, phái đoàn thuộc Hội đồng Kinh doanh châu Âu – ASEAN (EU ABC) cũng cho biết các doanh nghiệp châu Âu muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi số.
Thực tế, doanh nghiệp trên toàn thế giới đang ngày càng có nhu cầu xanh hóa chuỗi cung ứng. Ông lớn đồ thể thao Nike mới đây đã cam kết giảm 65% phát thải khí nhà kính tại tất cả những cơ sở sản xuất trên toàn cầu vào năm 2030, trùm công nghệ Apple lựa chọn mốc 2030 cho cam kết tham vọng hơn là trung hòa carbon trong chuỗi cung ứng, còn Microsoft triển khai những sáng kiến liên quan đến giảm thiểu bao bì dùng một lần, xây dựng dữ liệu về rác thải…
Điều này là tương đối dễ hiểu, bởi trước những yêu cầu gắt gao từ phía các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…, doanh nghiệp không thể tìm cách “né” tiêu chuẩn bền vững thông qua thiết lập cơ sở sản xuất ở những quốc gia “dễ dãi” được nữa.
Trong xu thế đó, cam kết tại COP26 trở thành năng lực cạnh tranh của Việt Nam, với thời hạn đạt được mức trung hòa carbon sớm hơn đa số các đối thủ trong cuộc đua thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu. Khi dòng vốn đầu tư đang chứng kiến những dịch chuyển mạnh mẽ, nếu tận dụng tốt lợi thế này, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến lý tưởng của FDI chất lượng cao.
Sau khi Trung Quốc mở cửa lại, FDI từ quốc gia này vào ASEAN được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Trong cơ cấu dòng vốn FDI vào Việt Nam tháng này, vốn đăng ký tăng thêm từ các dự án FDI ‘cũ’ tăng gấp 2 lần so với tháng trước. Tuy nhiên, đà tăng của vốn đăng ký từ các dự án mới trước đó không được duy trì trong tháng 11.
Các lãnh đạo doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho rằng, chìa khóa quan trọng nhất để Việt Nam đẩy mạnh quá trình số hoá, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững nằm ở việc thay đổi tư duy của các bên liên quan.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có để trở thành cứ điểm quan trọng cho chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, theo nhận xét của GS.TS Nguyễn Mại.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.