“Vua tôm” Minh Phú ước đạt lợi nhuận 1.200 tỷ đồng
Doanh thu của Minh Phú vẫn tăng 7% trong năm qua nhờ sản lượng tăng mạnh 19% trong điều kiện giá tôm toàn cầu đã giảm 25%.
Năm 2019, ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ có nhiều động lực tăng trưởng như lượng tiêu thụ thủy sản thế giới dự báo tăng mạnh, các lợi thế từ các hiệp định thương mại mang lại...
Theo Tổng cục thủy sản, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam đề ra mục tiêu tổng sản lượng ước đạt 8,08 triệu tấn, tăng khoảng 4,2% so với năm 2018. Trong đó, nuôi trồng khoảng 4,38 triệu tấn (tăng 5,6%), khai thác khoảng 3,7 triệu tấn (tăng 2,6%).
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 10 tỷ USD. Năm 2019, ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh.
Theo tính toán của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), để đạt được con số tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỷ USD, ngành tôm ước tính đóng góp 4,2 tỷ USD, gần 50% tổng kim ngạch sau khi mức thuế chống bán phá giá tôm của Việt Nam tại Hoa Kỳ thấp hơn và các lợi thế từ các hiệp định thương mại mang lại; xuất khẩu cá tra đạt mức 2,3 tỷ USD và nỗ lực mạnh mẽ để được EU gỡ thẻ vàng IUU sẽ giúp mặt hàng hải sản đạt cột mốc xuất khẩu 3,5 tỷ USD.
Trong khi đó, lượng tiêu thụ thủy sản thế giới được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2020, ở các nước đang phát triển, lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 98,6 triệu tấn và ở các nước phát triển tăng 29,2 triệu tấn, trong khi nguồn cung chỉ đạt 78,6 triệu tấn.
Việc CPTPP có hiệu lực và Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) sắp ký kết được kỳ vọng sẽ mang lại động lực lớn cho ngành thủy sản năm nay. Vasep cho biết, với CPTPP, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ ‘đáng gờm’ như Thái Lan và Trung Quốc ở mặt hàng cá ngừ hay với Ấn Độ ở các sản phẩm tôm mà hiện nay các đối thủ này chưa tham gia.
Theo đó, hàng thủy sản xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ giành ưu thế lớn tại 10 nước thành viên, bởi 25% thị phần xuất khẩu thủy sản nước ta hiện tại đang nằm trong khu vực này.
Thêm nữa, CPTPP cũng giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru, Mexico…
Ngoài ra, Hiệp định EVFTA sắp tới cũng sẽ mang lại cơ hội lớn cho ngành thủy sản, đặc biệt đối với các sản phẩm tôm, bởi EU đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các sản phẩm tôm Việt Nam, đồng thời là nơi áp dụng mức thuế cao.
Theo Vasep, Việt nam hiện đang có 461 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện được cấp phép xuất khẩu vào EU, chỉ đứng sau Trung Quốc. Do đó, FTA với EU được nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại khu vực này, bởi sau khi hiệp định có hiệu lực, mức thuế quan đối với thủy sản sẽ được dỡ bỏ dần trong vòng 7 năm. Chỉ một số mã nhạy cảm bị áp hạn ngạch với thuế suất 0% như sản phẩm cá ngừ đóng hộp (lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ chịu mức thuế suất theo quy định).
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được mức ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại này cũng không phải là điều dễ dàng, khi họ sẽ phải đối mặt với nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường xuất khẩu, không chỉ với sản phẩm mà với cả doanh nghiệp như yêu cầu về chứng nhận xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp …
Vasep cho rằng, để gia tăng kim ngạch xuất phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề chất lượng gắn liền với xây dựng thương hiệu. Những năm gần đây, mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá ngừ và cá tra đang từng bước được các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chế biến sâu, chế biến các sản phẩm phụ nhằm gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của sản phẩm thủy sản như dầu ăn chế biến từ mỡ cá tra, da cá tra sản xuất collagen…
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng giúp đẩy mạnh cá tra Việt Nam sang cả 2 thị trường trên. Khi những năm gần đây, Mỹ và Trung Quốc luôn là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng này.
Bên cạnh đó, việc tập trung tháo gỡ 'thẻ vàng' của EC đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng vô cùng quan trọng. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, để tháo gỡ ‘thẻ vàng’ của EC, vấn đề quan trọng là phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân và các địa phương trong thực hiện và triển khai Luật Thủy sản, đồng thời nhấn mạnh đến tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo sản xuất đối với 2 sản phẩm quốc gia là tôm và cá tra.
Theo Bộ trưởng, quá trình tháo gỡ ‘thẻ vàng’ cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển từ ngành khai thác tự phát, nhỏ lẻ thành nghề cá hiện đại, bài bản, có trách nhiệm, bảo vệ môi trường, tránh tận diệt hải sản, xây dựng mô hình khai thác thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Ngay cả, Thái Lan cũng mất tới 5 năm để gỡ được ‘thẻ vàng’, có khi lên tới 9 – 10 năm như một số nước khác (hoặc thậm chí bị rút ‘thẻ đỏ’ cấm hẳn nhập khẩu vào EU).
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho rằng, mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn nguyên liệu, sức cạnh tranh và rào cản thị trường… Việc duy trì nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự tốt do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD, ngành thủy sản cần phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và các loại bệnh phổ biến trong tôm hiện nay nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt Nam và tăng cường xuất khẩu tôm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Australia...
Doanh thu của Minh Phú vẫn tăng 7% trong năm qua nhờ sản lượng tăng mạnh 19% trong điều kiện giá tôm toàn cầu đã giảm 25%.
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất thủy sản năm 2018 có nhiều thuận lợi về thời tiết và thị trường tiêu thụ nên tăng trưởng khá.
Mức tăng trưởng liên tục đã giúp Mỹ lấy lại vị trí số 1 trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam.
EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này tính tới tháng 9 năm nay đạt 648,4 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.
Công ty chứng khoán TP.HCM dự báo, sản lượng cá tra xuất khẩu của Vĩnh Hoàn trong năm nay có thể đạt 80.838 tấn, tăng 4,8%.
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.