Có một Quảng Ninh hào sảng đến vậy...

Hạ An Thứ sáu, 15/12/2023 - 10:37

Vùng đất và con người Quảng Ninh luôn sẵn sàng chào đón và trao đi những điều tốt đẹp nhất với mọi người. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận cách đi khó, chọn đối đầu với những thách thức để chuyển đổi và phát triển bền vững nền kinh tế.

Niềm vui của những người thợ mỏ

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Đây là một trong những khu vực đa dạng sinh học quan trọng của Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú. 

Hệ sinh học này tập trung chủ yếu ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử… có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong phát triển du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý; bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học. 

Tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh cũng đạt trên 55%, cao hơn mức bình quân trung của nước, tạo ra hệ sinh thái động thực vật rừng phong phú, giúp các ngành kinh tế từ rừng rất phát triển.

Trên đất liền, Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản được điều tra, thăm dò, đánh giá. Quảng Ninh còn là trung tâm số một của Việt Nam về tài nguyên than đá, chiếm hơn 90% trữ lượng của cả nước. 

Mỏ đá dầu duy nhất ở Việt Nam cũng có có mặt ở Quảng Ninh (tại Đồng Ho), trữ lượng khoảng 4,21 triệu tấn. Với nguồn tài nguyên than to lớn, Quảng Ninh đã trở thành trung tâm khai khoáng và sản xuất điện than lớn nhất cả nước.

Nơi đây còn sở hữu đường bờ biển hơn 250km và 2.077 hòn đảo (chiếm phần lớn số đảo của cả nước), trên 40.000ha bãi triều và hơn 20.000ha diện tích eo biển và vịnh. Có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2. Nhờ vậy mà ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản của Quảng Ninh rất phát triển. Vùng biển của Quảng Ninh còn có nhiều khu vực nước sâu và kín gió, thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển.

Nhưng nhắc đến tài nguyên biển của Quảng Ninh thì không thể không kể đến Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Trong đó, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và được vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Có thể thấy, ít đâu trên dải đất chữ “S” này lại có một nơi trù phú từ trên rừng đến dưới biển, lại sở hữu kỳ quan thiên nhiên của thế giới như vậy. Chưa kể, vị thế nơi cửa biển mang lại cho vùng đất này quá nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng.

Nhà báo Ngô Mai Phong - một người con của Quảng Ninh được đồng nghiệp ưu ái gọi là “người nâng niu từng sợi hồn văn hoá miền Đông Bắc” - ghi lại từ năm 1987 trong bài thơ “Mùa hè khắc nghiệt” rằng: “Tôi đang sống giữa mùa hè khắc nghiệt/ Một cơn mưa cũng xót mắt đợi chờ/Tôi hiểu quê hương tôi khó nhọc/Người yêu người không phải dễ dàng chi”. 

Hòn Gai trong thơ ông, khi đó còn là một chàng thanh niên trẻ là “Tiếng ngân của nước và đá”. Với ông, “Quê hương tôi ngàn đời mơ mộng/Nhưng tôi sinh ra/Đâu để hưởng dịu dàng”.

Quảng Ninh làm giàu từ than, nhưng cũng vất vả vì nó. Mỗi mét lò, mỗi tấn than là mồ hôi, nước mắt, thận chí còn là sự hi sinh… Than trao cho nhiều mà cũng lấy đi nhiều! 

Khai thác than phát triển, đồng nghĩa với cảnh quan quanh khu vực đó cũng bị ảnh hưởng. Bụi than đã từng là nỗi ám ảnh rất lớn với người dân gần các khai trường hay các khu sàng tuyển tại Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều. Nhiều than cũng đâu có nghĩa là luôn giầu, ngành than cũng nhiều lúc chấp chới, thăng trần. 

Cách đây 30 năm, ngành than của Quảng Ninh theo lời kể của ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó bí thư thường trực Đảng bộ Than Quảng Ninh cũng từng có thời không bán được than dù giá rẻ mạt. Có mỏ thậm chí phải trả lương cho công nhân bằng chính hòn than mà họ làm ra.

Rồi những năm tháng chiến tranh, Quảng Ninh – cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam cũng bị tàn phá, kiệt quệ, cơ sở hạ tầng xã hội, giao thông không có gì. Thậm chí, trong một thời gian phải trông chờ vào sự trợ từ Trung ương về lương thực, thực phẩm, ngân sách.

Quảng Ninh trước khi được biết đến là tỉnh sở hữu những cung đường ven biển thênh thang với cảnh quan kỳ vỹ của những bãi cát, của biển, của núi đá; hay tuyến cao tốc dài nhất chạy dọc tỉnh, thì từng là nơi mà mọi người ngại đến vì đường sá cách trở, xa xôi…

Nhưng chính trong những năm tháng khó khăn đó, Quảng Ninh vẫn hào phóng trao tặng mọi sản vật mà nơi đây có cho những con người đang sống trên mảnh đất này.

Luôn sẵn sàng chào đón

Chính sự hào phóng của tự nhiên dành cho mảnh đất này đã tạo ra chất rất riêng của con người nơi đây. Là chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về Quảng Ninh, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đã có nhận định rằng: Có bốn đặc trưng tiêu biểu của con người, truyền thống văn hóa rất riêng của Quảng Ninh.

Đó là chất hào hiệp, hào sảng, chất biển sâu đậm trong máu thịt, tính cách người Quảng Ninh; chất khoan dung, năng động và sáng tạo trong văn hóa Quảng Ninh; chất kiên cường, bản lĩnh, cách mạng trong lối sống phẩm chất của các thế hệ công nhân vùng mỏ; chất trí tuệ, giàu năng lực, phân tích và tư duy thực tiễn, giàu khát vọng vươn lên trong văn hóa chính trị Quảng Ninh hiện đại.

Nhiều người hay nói rằng, người Quảng Ninh gốc ít lắm, phần nhiều là người dân nhập cư. Họ đến đây sinh sống, làm ăn, và làm giàu cho chính mình và cùng góp sức dựng xây mảnh đất này. Họ là doanh nhân, nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà giáo, công nhân thợ lò, người nông dân…

“Bài học địa lý đầu tiên tôi được mẹ dạy là vẽ bản đồ đất nước. Chấm bút đầu tiên trên bản đồ là mũi Sa Vĩ! Số phận con người được chuyến xe cuộc đời sắp đặt rất lạ kỳ. Từ vùng đất thành Đông, tôi an cư, lạc nghiệp để sống cuộc đời an nhiên ở miền đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Tôi đã là người Quảng Ninh! Quảng Ninh đã nằm trọn trái tim tôi”, nhà báo Lan Hoàng công tác tại báo Quảng Ninh đã kết lại trong bài viết “Tổ quốc từ nét vẽ đầu tiên” như vậy. Hơn 20 năm sinh sống và làm việc tại mảnh đất này, chị đã tự hào nói rằng: “Tôi là người Quảng Ninh”.

Có một Quảng Ninh hào sảng đến vậy...
Quảng Ninh đã rất thành công với chiến lược "Nụ cười Hạ Long". Ảnh Báo Quảng Ninh

Còn vị doanh nhân – ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long từ Bình Dương đã đưa cả gia đình ra Hạ Long định cư và làm việc được 5 năm. Những ngày đầu mới định cư, ông và cả gia đình đã rất đỗi cảm kích vì sự hào hiệp và quan tâm giúp đỡ từ đồng nghiệp và chính những người hàng xóm nơi đây.

Nhưng sự hào hiệp, hào sảng của con người Quảng Ninh đâu chỉ ở việc họ luôn mở lòng đón nhận và chia sẻ lòng mến khách, quý người. Đó còn là sự sẵn sàng hi sinh những ngày công lao động, từng mét đất để làm đường lớn, đường nông thôn mới, để xây dựng các khu công nghiệp. 

Nếu không có những sự hi sinh lợi ích riêng vì cái chung, chắc chắn Quảng Ninh sẽ còn phải rất lâu mới có thể hình thành được tuyến cao tốc chạy dọc tỉnh đầu tiên trong cả nước; một cảng hàng không quốc tế tư nhân đầu tư chắc cũng khó nhọc để thực hiện? 

Làm sao Quảng Ninh có thêm được một khu kinh tế ven biển Quảng Yên – nơi thu hút nhiều thương hiệu toàn cầu như Amata, DEEP C, Foxconn, Jinko Solar…, nơi được coi là dư địa tăng trưởng mới, động lực phát triển mới rất quan trọng.

Đó còn là sự sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, chọn cách đi mới, tiên phong để thực hiện khát vọng thịnh vượng nhưng phải bền vững. 

Nếu Quảng Ninh cách đây 10 năm, vẫn duy trì tư duy phát triển kinh tế với ngành công nghiệp khai khoáng là chính thì đến giờ có thể vẫn ổn nhưng Quảng Ninh không chấp nhận để mọi người nhắc đến tên mình gắn liền với những vỉa than đen, với hình ảnh những người thợ công nhân với gương mặt sáng trong khói bụi của than. 

Vậy nên, con người Quảng Ninh đã chủ động tạo ra một cuộc “cách mạng xanh”, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào những tài nguyên sẵn có và dễ khai thác. Họ chọn xoá bỏ lối tư duy quản trị hành chính cũ, chuyển từ quản lý sang phục vụ; tìm mọi cách để cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhất. 

Từng bước từng bước một tạo niềm tin với nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân khi những chỉ số quan trọng như PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI liên tục trong nhiều năm liền đều tăng điểm, thăng hạng và duy trì ở vị thế dẫn đầu. 

Kinh tế Quảng Ninh vì thế cũng duy trì sự tăng trưởng liên tục và đã 7 năm liên tiếp ở mức 2 con số. Dự kiến hết năm nay, Quảng Ninh sẽ có năm thứ 8 liên tiếp tăng trưởng ở mức này (trên 11%). Tỉ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng đang dần nhương chỗ cho công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và dịch vụ thương mại.

Có thể thấy, người Quảng Ninh không chỉ hào hiệp, hào sảng với khách mà còn với chính mình, khi biết nghĩ đến tương lai mà chấp nhận những khó khăn của hiện tại, biết hi sinh những lợi ích nhỏ mà vì mục tiêu lớn của tỉnh.

Người Quảng Ninh giờ đây, dù đi đâu cũng đều luôn tự hào mà nói rằng: “Tôi người Quảng Ninh”.

Một vùng đất làm say đắm lòng người

Một vùng đất làm say đắm lòng người

Tiêu điểm -  1 năm
Quảng Ninh không chỉ đẹp ở cảnh quan thiên nhiên, sự hào sảng và mến khách mà còn ở chính khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trên hành trình cải cách.
Một vùng đất làm say đắm lòng người

Một vùng đất làm say đắm lòng người

Tiêu điểm -  1 năm
Quảng Ninh không chỉ đẹp ở cảnh quan thiên nhiên, sự hào sảng và mến khách mà còn ở chính khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trên hành trình cải cách.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Tiêu điểm -  8 giờ

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Bất động sản -  8 giờ

Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Phát triển bền vững -  8 giờ

Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.