Tài chính
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Đến thời điểm hiện tại, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh còn khá ‘im ắng’, hầu hết các ngân hàng TMCP tư nhân đều đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024.
Kết quả cho thấy sự phân hóa khá rõ nét khi những ngân hàng duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh trong khi một số khác cho thấy đang phải đối mặt với bài toán tăng trưởng.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận hợp nhất ở mức 7.300 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất quý III của nhóm ngân hàng tư nhân.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận MB tăng 4%, đạt hơn 20.700 tỷ đồng và thực hiện được khoảng 75% kế hoạch cả năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, hầu hết nguồn thu của của MB đều ghi nhận tăng trưởng. Tổng thu nhập hoạt động đạt 38.850 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2023. Lãi thuần của MB đạt gần 27.100 tỷ đồng, tăng 10,5%.
Mặt khác, ngân hàng cũng tăng mạnh hơn 40% chi phí dự phòng. Điều này khiến lợi nhuận của nhà băng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Techcombank cũng có một quý III khá tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt gần 7.200 tỷ đồng, tăng trưởng 23%. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế 22.800 tỷ đồng, dẫn đầu nhóm ngân hàng tư nhân.
Kết quả kinh doanh của Techcombank tích cực nhờ tăng trưởng tín dụng phục hồi. Tính tới hết quý III, tín dụng Techcombank tăng trưởng 17,4% so với thời điểm đầu năm.
Tổng tài sản của Techcombank cũng tăng mạnh, đạt 927 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm và 18,7% so với cùng kỳ năm trước.
Một ông lớn khác là VPBank báo cáo lợi nhuận quý III tăng tới 66% so với cùng kỳ, lên gần 5.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là quý thứ II liên tiếp công ty tài chính FE Credit ghi nhận có lãi trở lại với khoảng 300 tỷ đồng.
Sau 9 tháng của năm 2024, lợi nhuận của VPBank đạt 13.861 tỷ đồng, tăng trưởng 67%.
Một ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay là HDBank, ghi nhận lợi nhuận quý III đạt gần 4.500 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của ngân hàng này đạt 12.655 tỷ đồng, tăng 47% và thực hiện được 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Sự bứt phá của HDBank trong quý III chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng mạnh gần 60% so với cùng kỳ. Đến ngày 30/9, tổng tài sản hợp nhất của HDBank đạt 629.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 16,6%, đạt 412.000 tỷ đồng.
LPBank cũng có quý kinh doanh đột biến khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III xấp xỉ 2.900 tỷ đồng, tăng 133% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 8.818 tỷ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ.
Một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ khác ghi nhận lợi nhuận đột biến trong quý III có thể kể tới như Eximbank ghi nhận lợi nhuận hơn 900 tỷ đồng trong quý III, tăng trưởng gần 200%. Lũy kế 9 tháng, Eximbank lãi gần 2.400 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.
SeaBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng ở mức 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính riêng trong quý III, lợi nhuận của SeABank ở mức 1.269 tỷ đồng, tăng 11%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) cũng đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận quý III ấn tượng, tăng 265% lên 230 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng mạnh nhờ thu nhập lãi thuần tăng gấp ba lần và chi phí dự phòng giảm 85,7%.
Những ngân hàng đi lùi
Ở chiều ngược lại, ACB là một trong những ngân hàng lớn ghi nhận kết quả kinh doanh quý III kém khởi sắc. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 4.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm đến từ sự lao dốc của lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư, trong khi thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ vẫn duy trì được nhịp tăng trưởng.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt hơn 15.300 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu từ tăng trưởng quy mô tín dụng, phí dịch vụ và quản lý chi phí hiệu quả.
VIB cũng ghi nhận lãi giảm so với cùng kỳ khi quý III đạt gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 26%. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng lãi 6.600 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) còn sa sút hơn khi lợi nhuận trước thuế quý III chỉ đạt 440 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 2.553 tỷ đồng, giảm 35% so với 9 tháng đầu năm 2023. Tổng tài sản của OCB tăng 10,6% lên 265.502 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 3%.
Tương tự, một số ngân hàng nhỏ như KienlongBank và SaigonBank cũng báo lợi nhuận suy giảm, lần lượt giảm 12% và 47% so với quý III/2023. Nguyên nhân lãi giảm chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần giảm trong khi chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng.
Vẫn kỳ vọng cán đích
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2024 và có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.
Theo VCBS, nhu cầu tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 nhờ cho vay bán lẻ (đặc biệt là cho vay mua nhà) và sự phục hồi trở lại của thị trường bất động sản và hoạt động sản xuất, xuất khẩu, đầu tư công.
Chứng khoán VPBank (VPBankS) thì lạc quan hơn khi dự báo lợi nhuận cả năm của toàn ngành ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng 15%.
VPBankS chỉ ra các động lực thúc đẩy tín dụng đến từ FDI, xuất nhập khẩu, bất động sản công nghiệp, tiêu dùng đi kèm với nền lãi suất huy động thấp.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay được định hướng điều hành duy trì ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp, lãi suất huy động đầu vào, phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí vốn là yếu tố chính quyết định đến biên lãi thuần và từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 4 và duy trì đến hiện tại. Mặc dù vậy, các công ty phân tích nhìn nhận xu hướng này khó có thể tiếp diễn trong những tháng còn lại của năm 2024 và sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng.
Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất huy động kỳ vọng sẽ đi ngang, hoặc có thể giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm.
Trong khi tại nhóm ngân hàng tư nhân, áp lực tăng nhẹ đối với lãi suất huy động vẫn còn để tăng cường huy động vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Đặc biệt cần lưu ý đối với những ngân hàng có mức độ phụ thuộc vào tiền gửi khách hàng lớn và cơ cấu huy động vốn kém linh hoạt.
Ngoài lãi suất và tín dụng, việc áp lực nợ xấu trong nửa cuối năm 2024 không quá lớn cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ cho lợi nhuận ngành ngân hàng.
Theo VCBS, nợ xấu đã hạ nhiệt cùng với đà phục hồi của nền kinh tế nói chung. Phần nợ xấu phát sinh do ảnh hưởng của bão Yagi sẽ chưa quá lớn ở thời điểm hiện tại và cần thêm thời gian để đánh giá.
VCBS cho rằng, nợ xấu trên tổng dư nợ bị ảnh hưởng do bão Yagi sẽ ở mức thấp và sẽ được phản ánh vào năm sau theo chính sách giãn hoãn nợ của NHNN, do đó không ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của năm 2024.
Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc
Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
Khi ngân hàng muốn tự kinh doanh bảo hiểm
Lợi ích từ việc hoàn thiện hệ sinh thái, cũng như những khó khăn từ hoạt động bán chéo đang thúc đẩy các ngân hàng thành lập các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Vì sao quá trình chuyển giao ngân hàng yếu kém diễn ra chậm?
Ngân hàng Nhà nước cho biết việc tìm kiếm các ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém đang kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.