Tiêu điểm
Đề xuất loạt cơ chế mới hút nguồn lực tư nhân
Nguồn lực tư nhân sẽ được khơi thông để đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội với đề xuất sửa đổi Luật PPP trong dự án một luật sửa bốn luật.
Hình thức đối tác công – tư (PPP) là phương thức quan trọng thu hút nguồn lực tư nhân vào các dự án đầu tư công, có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong hơn ba năm thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), đang có 31 dự án được triển khai và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP. Tổng mức đầu tư các dự án lên đến 380 nghìn tỷ đồng, sử dụng khoảng 190 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách.
Các dự án dự kiến sẽ bao gồm khoảng nghìn km cao tốc, hai cảng hàng không, ba nhà máy nước sạch và ba công trình xử lý chất thải rắn cấp đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với thực hiện hóa các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc phát sinh khiến phương thức PPP chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, các dự án PPP hiện nay chủ yếu chỉ tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, dù luật quy định năm lĩnh vực được phép đầu tư theo hình thức PPP.
Theo khoản 1, điều 4, Luật PPP, dự án được đầu tư theo hình thức PPP thuộc 5 lĩnh vực, bao gồm giao thông vận tải; lưới điện, nhà máy điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải; y tế, giáo dục - đào tạo và hạ tầng công nghệ thông tin.
Nguyên nhân được chỉ ra là quy định về mức vốn đầu tư tối thiểu lên đến 200 tỷ đồng đối với các dự án điện, cung cấp, xử lý nước thải, chất thải, hạ tầng công nghệ và 100 tỷ đồng đối với dự án giáo dục đào tạo ở vùng khó khăn.
Điều này dẫn đến một số dự án có tiềm năng, ý nghĩa quan trọng nhưng không mời được nhà đầu tư theo phương thức PPP do không đáp ứng quy định về vốn tối thiểu.
Mặt khác, thực tiễn từ một số địa phương thí điểm cơ chế đặc thù, nguồn lực tư nhân được phát huy hiệu quả trong đầu tư PPP ở những dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thương mại. Tuy nhiên, những lĩnh vực này, theo Luật PPP, không phải đối tượng được đầu tư PPP.
Từ thực tiễn trên, để thu hút nguồn lực tư nhân tham gia vào phát triển đất nước, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP và Luật Đấu thầu (một luật sửa bốn luật) đã đề xuất nhiều cơ chế mới để tháo gỡ vướng mắc của phương thức PPP.
Báo cáo với Quốc hội, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dự thảo luật sửa đổi đề xuất mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, bên cạnh việc hạ hoặc bãi bỏ quy định về hạn mức quy mô vốn tối thiểu.
Bên cạnh đó, dự thảo luật sửa đổi cũng đề xuất bổ sung quy định cơ chế linh hoạt trong bố trí nguồn vốn.
Cụ thể, cho phép vốn nhà nước cao hơn 50% nhưng không quá 70% trong tổng vốn đầu tư các dự án theo phương thức PPP, áp dụng đối với các loại dự án có chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn 50%, thực hiện tại địa bàn khó khăn và dự án có yêu cầu tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.
Song song với đó, dự thảo luật cũng đề xuất bổ sung quy định đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư PPP cho các địa phương.
Một điểm quan trọng của dự thảo luật là đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), hình thức đầu tư giúp tận dụng nguồn lực tư nhân, đẩy nhanh tiến độ dự án nhưng bị bãi bỏ trong Luật PPP 2020.
Dự án PPP, BT chuyển tiếp chờ gỡ vướng
Luật Đầu tư công sửa đổi: Đột phá về cải cách
Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) hướng đến tháo gỡ căn bản những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư công.
Thêm áp lực lên đầu tư công
Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chậm trễ sẽ gây áp lực lên kế hoạch đầu tư công.
Thúc đẩy đầu tư công với 'năm quyết tâm' và 'năm bảo đảm'
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "năm quyết tâm" và "năm bảo đảm" với mục tiêu giải ngân trên 95% số vốn đã phân bổ của năm nay, gần 670 nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.