Phát triển bền vững
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), cho biết, một số thương vụ đơn vị trong nước bán tín chỉ carbon cho tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài đang được triển khai theo hình thức tự nguyện.
Đơn cử, thông qua chương trình cung cấp máy lọc nước an toàn và bếp tiết kiệm năng lượng cho người dân vùng sâu vùng xa, Công ty Intraco đã tạo ra khoảng 1,1 triệu tín chỉ carbon và chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài là Citigroup.
Bên cạnh thương vụ này, Intraco cũng đang triển khai một số dự án tạo tín chỉ carbon ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, chẳng hạn như thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn LED, cung cấp lò nung sản xuất phân bón có khả năng hấp thụ khí thải carbon bằng phụ phẩm nông nghiệp.
Điều này cho thấy các giải pháp giảm phát thải để tạo tín chỉ carbon là hoàn toàn khả thi và nằm trong tầm tay của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thiếu đi khung pháp lý quy định về thị trường carbon tự nguyện gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
“Người bán tín chỉ carbon ở Việt Nam không biết nộp thuế thế nào, hạch toán vào đâu, một số phải tính vào thu nhập bất thường để khai thuế”, ông Quỳnh lấy ví dụ.
Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Thành Nghiệp, Công ty luât VTN&Partners, chỉ ra, tín chỉ carbon đang thiếu quy định xác định tính chất tài sản. Do đó, doanh nghiệp không biết được các quyền thế chấp, giao dịch liên quan đến tín chỉ carbon được tiến hành như thế nào.
Mặt khác, Việt Nam cũng thiếu quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động đo lường, báo cáo và kiểm chứng tín chỉ carbon, trong khi đây là công cụ quan trọng đảm bảo tính minh bạch, tránh hiện tượng tẩy xanh (greenwashing) trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Trao đổi với TheLEADER, đại diện một đơn vị đang triển khai dự án tạo tín chỉ carbon cho biết, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế đối với loại hàng hóa đặc biệt này. Đơn cử như tất cả các hình thức sản xuất điện tái tạo, việc thu hồi carbon từ rừng, hệ sinh thái biển, cắt giảm và thu hồi khí thải trong ngành nông nghiệp hay xử lý rác thải.
Những tiềm năng đó cần được kích hoạt bằng cơ chế và quy định cụ thể, rõ ràng. Trên thực tế, ban hành khung chính sách, khung pháp lý đầy đủ, thị trường carbon sẽ phát triển rất nhanh chóng, chẳng hạn như một quốc gia nghèo là Tazania đã huy động được hơn 20 tỷ USD đầu tư vào giảm phát thải và thương mại hóa tín chỉ carbon chỉ một ngày sau khi nước này ban hành quy định cụ thể.
Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon giai đoạn 2025-2028
Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thị trường carbon
Thị trường carbon là công cụ mới, đặt ra thách thức cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong tìm hiểu và xác định phương án phù hợp.
Thị trường tín chỉ carbon: Doanh nghiệp sản xuất chưa mặn mà
Nhiều doanh nghiệp chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Bến Tre muốn khai thác tín chỉ carbon từ dừa
Chính quyền tỉnh Bến Tre giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bên liên quan đánh giá tiềm năng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.