Cổ phần hóa Tập đoàn Cao Su dự kiến thu về gần 13 nghìn tỷ đồng
Minh An
Thứ ba, 26/09/2017 - 10:43
Tập đoàn Cao Su sẽ bán 24% cổ phần thông qua đấu giá trên HOSE và cho nhà đầu tư chiến lược với giá dự kiến là 13.000 đồng/ cổ phần.
Công nhân Công ty Cao su Nam Giang, thuộc VRG. Ảnh: Quảng Nam Online
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đã thông qua Phương án cổ phần hóa sau khi tổ chức Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2017 bất thường hôm qua (25/9), tại TP.HCM.
Theo phương án được đưa ra, VRG sẽ có vốn điều lệ 40 nghìn tỷ đồng. Nhà nước nắm giữ 75%. Gần 12% sẽ được bán cho nhà đầu tư chiến lược và 12% khác sẽ được bán đấu giá công khai.
Người lao động của Tập đoàn sẽ được mua 1,2% cổ phần khi cổ phần hóa.
Mức giá chào bán thông qua đấu giá là 13.000 đồng/ cổ phần theo tư vấn của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS).
Dự kiến việc chào bán cổ phần ra ngoài mang về khoản thu 12.834 tỷ đồng cho VRG. Sau đó VRG sẽ nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp 11.331 tỷ đồng.
VRG có diện tích cao su khoảng 415 nghìn ha đến cuối năm 2015. Trong đó diện tích khai thác là 152 nghìn ha, diện tích vườn cây đang chăm sóc là 243 nghìn ha. Cao su của VRG được chế biến mủ tại 40 nhà máy với công suất 354 nghìn tấn/ năm.
Giá cao su hiện chỉ bằng 60 – 70% mức giá của năm 2010, khi mà VRG đầu tư mạnh để mở rộng diện tích cây cao su.
Ngoài ra, từ nguồn gỗ cao su thanh lý, VRG đang vận hành 7 nhà máy đồ gỗ xuất khẩu, 1 nhà máy chế biến gỗ MDF và 6 nhà máy gỗ phôi cao su, gỗ ghép tấm.
Trong lĩnh vực khu công nghiệp, VRG đang quản lý 13 khu công nghiệp với diện tích 6000 ha cho thuê.
Năm ngoái, VRG đạt tổng doanh thu 15.693 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.808 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu đạt 8.115 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.526 tỷ đồng.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.