Cơn ác mộng của các khách sạn

Kiều Mai Thứ bảy, 29/02/2020 - 08:09

Một số khách sạn đã buộc phải đóng cửa hoặc cho nhân viên tạm nghỉ việc do vắng khách giữa mùa dịch Covid-19.

Bước đường cùng

Sau một thời gian vật lộn với những phương án chống chọi để khắc phục những tổn thất do dịch Covid-19, Phạm Thị Hằng đã không còn sự lựa chọn nào khác là buộc phải đóng cửa hai khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa và Hanoi Emerald Waters Hotel Trendy trong tuần này.

"Một ngày mở mắt ra, phòng không bán được nhưng chi phí vẫn phải trả”, nữ sáng lập Golden Sun Hospitality Team ngậm ngùi trong một clip thông báo về việc đóng cửa đăng trên trang Facebook cá nhân. Clip sau đó lan nhanh trong cộng đồng mạng với tốc độ chóng mặt.

“10 ngày qua, gom tiền để trả tiền điện thôi mà cũng thực sự khó khăn. Mỗi ngày khách sạn thu được 1 hoặc 3 triệu”, nữ quản lý khách sạn chia sẻ.

Cơn ác mộng của các khách sạn
Khách sạn Hanoi Emerald Waters đã đóng cửa. Ảnh: Facebook Hang Pham

Làm trong ngành kinh doanh khách sạn gần hai thập kỷ, những người như bà Hằng một lần nữa bị ám ảnh bởi cơn ác mộng do dịch SARS gây ra đối với các khách sạn trên cả nước vào năm 2003 khi dịch Covid-19 bắt đầu từ Vũ Hán – Trung Quốc lan sang các nước khác.

Theo Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia, khi dịch SARS xảy ra, hơn 400 nghìn khách du lịch nước ngoài đã huỷ tour đến Việt Nam. Thời điểm đó, giá phòng khách sạn giảm mạnh nhưng vẫn không có khách, hầu hết các khách sạn đều phải cho nhân viên tạm thời nghỉ việc. Ngành du lịch – khách sạn mất gần một năm mới phục hồi.

Ban đầu, khi dịch Covid-19 mới bùng phát mạnh ở Vũ Hán, bà Hằng vẫn có thể chống chọi. Nhưng khi dịch lan rộng ra nhiều nước với con số người nhiễm vượt 80.000 trên toàn cầu, và đặc biệt là khi số ca nhiễm ở Hàn Quốc tăng vọt trong thời gian ngắn, bà Hằng cảm thấy phương án khả dĩ nhất là đóng cửa.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Năm ngoái, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt người, trong đó khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm gần 56%.

Từ đầu tháng 2 năm nay, các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc bị dừng và từ mấy ngày qua, các hãng hàng không của Việt Nam cũng giảm tần suất bay đến Hàn Quốc, trong đó, Bamboo Airways đã ngừng bay từ Đà Nẵng và Cam Ranh đến Seoul. Chính phủ cũng đã quyết định tạm ngừng miễn thị thực đơn phương cho các công dân Hàn Quốc trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, cho đến tuần này, hãng đã thừa khoảng 40 chiếc máy bay, đồng thời, đã huỷ kế hoạch thuê 10 máy bay trong tháng 1.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành lo ngại tác động của dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dịch SARS năm 2003.

Những khách sạn đón nhiều khách Trung Quốc, đặc biệt là các sòng bạc, đã bị tác động mạnh. Donaco International Limited trong một thông báo hồi giữa tháng này cho biết, lượng khách chơi tại sòng bạc nằm trong khách sạn Aristo International Hotel tại tỉnh Lào Cai đã sụt giảm mạnh so với thời kỳ trước khi dịch Covid-19 bùng phát khiến doanh thu bị ảnh hường.

Nguyên nhân là dịch bệnh khiến khu vực biên giới tại Lào Cai được kiểm soát rất chặt chẽ, ngăn khách Trung Quốc – vốn là dòng khách chính – tới sòng bạc này.

Trong nửa đầu tháng 2, chỉ còn khoảng 1.374 người vào chơi bài, bình quân khoảng 125 người/ngày. So với cùng kỳ tháng 1 khi virus corona chưa bùng phát, số người chơi đã giảm 75%.

Doanh thu trong 11 ngày đầu tháng 2 giảm tới 82% so với cùng kỳ của tháng trước, xuống chỉ còn 190 tỷ đồng từ mức hơn 1.000 tỷ đồng trước đó.

Để đối phó với việc sụt giảm kinh doanh nói trên, sòng bạc đã phải cho nhiều nhân viên nghỉ không lương trong tháng 2, đồng thời cắt giảm lượng lớn nhân sự công ty, hoãn nhiều dự án đầu tư để tiết kiệm chi phí.

Những doanh nghiệp lớn như Sun Group đang cảm nhận rõ nhất những thiệt hại nặng nề do Covid-19 gây ra. Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Sun Group, cho hay tập đoàn này cũng không nằm ngoài “tâm bão”.

Gần 2 tháng qua, tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng do Sun Group đầu tư, tỷ lệ hủy phòng lên tới 70%. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng chịu thiệt hại nặng khi các đường bay Thẩm Quyến (Trung Quốc) – Vân Đồn; Incheon (Hàn Quốc) – Vân Đồn bị hủy, đồng thời khách hàng bay nội địa cũng giảm trung bình 60%.

Tại bến nội địa Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, lượng khách giảm mạnh, trong đó khách Trung Quốc giảm đến 98%, Hàn Quốc giảm 85%, Việt Nam giảm 70%. Đặc biệt, tại bến quốc tế, sau khi có công bố về dịch, hầu hết các chuyến tàu biển của tháng 2 đã bị hủy.

“Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của chúng tôi sẽ gặp khó khăn hơn, về lâu dài sẽ tác động đến đóng góp đối với ngành du lịch, nền kinh tế các địa phương, đồng thời ảnh hưởng lớn đến công ăn việc làm và cuộc sống của hàng nghìn lao động đang làm việc tại các khu vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng của Sun Group trên toàn quốc”, ông Trường nói.

Cầm cự

Những doanh nghiệp lớn vẫn đang cố gắng cầm cự nhưng chủ những khách sạn nhỏ chấp nhận phương án đóng cửa. Ông Chung, một doanh nhân đang quản lý sáu khách sạn tại Hà Nội, Đà Nẵng và Bắc Ninh than rằng, tình hình kinh doanh hiện nay rất khó khăn và đã buộc phải đóng cửa hai khách sạn tại Bắc Ninh.

Ông Chung cho biết, tại Đà Nẵng, lượng khách chủ yếu những năm trước là Hàn Quốc, Đài Loan nay đã giảm tới hơn 90%. Các cơ sở tại Hà Nội hiện vẫn còn một số khách Âu do những vị khách này đã có lịch trình từ trước, nhưng nếu dịch bệnh kéo dài và chưa có phương pháp đặc trị thì khách Âu cũng sẽ sụt giảm.

Nếu dịch bệnh kéo dài 4 – 5 tháng tới thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn.

Ông Chung

Chủ quản lý sáu khách sạn tại Hà Nội, Đà Nẵng và Bắc Ninh

Trước đây, doanh thu mỗi tháng hơn chục tỷ đồng nhưng hiện còn rất thấp vì số khách còn lại chưa đầy 10%. “Nếu dịch bệnh kéo dài 4 – 5 tháng tới thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn”, ông Chung cho biết.

Một trong những khó khăn hiện nay mà ông Chung phải đối mặt là giải quyết công ăn việc làm cho hơn 200 nhân viên.

“Khách sạn đang tìm những biện pháp để kích cầu, đảm bảo cuộc sống của nhân viên nhưng bây giờ quả thật là rất khó. Quyết tâm của doanh nghiệp là không thể nhân viên thất nghiệp”, ông Chung chia sẻ.

Trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm, nhà sáng lập Golden Sun Hospitality Team đã đưa ra hai phương án. Những lao động không tiếp tục làm việc sẽ được công ty hỗ trợ lương thất nghiệp với mức 1,5 triệu đồng/tháng trong vòng bốn tháng và trả vào tháng 8 trở lại làm việc vì hiện tại “không có tiền để trả”, bà Hằng nghẹn ngào.

Những lao động lựa chọn ở lại sẽ được nhận 4 triệu đồng/tháng với 18 ngày công kể từ tháng 3 tới, không phân biệt chức vụ, không phân biệt sếp hay nhân viên.

Ông Lê Văn Sơn, Chi hội trưởng Chi hội khách sạn kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, cho biết tình hình hiện nay căng thẳng và khó khăn hơn sau khi thêm một thị trường khách quốc tế trọng điểm bị bùng phát dịch là Hàn Quốc.

Ông Sơn cho biết, không ít khách sạn đã phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ không lương. Với những khách sạn đang cầm cự thì chỉ còn lại một số lao động làm việc.

Theo ông Sơn, khách nội địa hiện đang là thị trường tốt nhất và doanh nghiệp nào có thể nắm bắt thị trường thì vẫn có khả năng duy trì hoạt động. Hiện khách nội địa có xu hướng tăng dần lên tại Nha Trang và nhiều hơn đáng kể so với thời điểm đầu năm do tình hình dịch trong nước hiện đã tạm ổn. 

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Tiêu điểm -  4 năm
Tìm đến và thúc đẩy các thị trường mới cũng như thị trường truyền thống ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những biện pháp được các doanh nghiệp du lịch thực hiện nhằm cứu vẫn tình thế khó khăn do dịch corona gây ra.
Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Tiêu điểm -  4 năm
Tìm đến và thúc đẩy các thị trường mới cũng như thị trường truyền thống ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những biện pháp được các doanh nghiệp du lịch thực hiện nhằm cứu vẫn tình thế khó khăn do dịch corona gây ra.
Tăng trưởng du lịch Việt Nam lọt nhóm nhanh nhất thế giới

Tăng trưởng du lịch Việt Nam lọt nhóm nhanh nhất thế giới

Ống kính -  4 năm

Việt Nam nằm trong tốp 10 điểm đến có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới dựa trên yếu tố lượng khách quốc tế.

Du lịch ảm đạm vì dịch Corona: Trong rủi có may?

Du lịch ảm đạm vì dịch Corona: Trong rủi có may?

Tiêu điểm -  4 năm

Không chỉ lượng khách Trung Quốc mà khách quốc tế từ các thị trường khác tới Việt Nam cũng sụt giảm nghiêm trọng vì dịch Corona.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  4 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  5 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.