‘Cơn đau đầu’ nợ địa phương ở Trung Quốc

Phương Anh Thứ hai, 27/03/2023 - 16:10

Nợ tại các địa phương của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua, khi Covid-19 và bất động sản sụt giảm kéo theo nguồn thu đi xuống.

Dữ liệu từ S&P Global Ratings cho biết, nợ trực tiếp của các chính quyền địa phương đã vượt quá 120% doanh thu vào năm 2022. Con số này cao hơn nhiều mức nợ có thể chấp nhận từng được Bắc Kinh tuyên bố không chính thức.

"Các tỉnh và thành phố của nước này phụ thuộc rất nhiều vào việc mở rộng phát hành trái phiếu để vượt qua suy thoái kinh tế vì Covid-19 và doanh thu bất động sản sụt giảm", các nhà phân tích cho biết trong một báo cáo vào tháng trước.

Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, nợ của chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua, cán mốc khoảng 5,14 nghìn tỷ USD vào năm ngoái.

Con số này thậm chí chưa bao gồm một số loại nợ khác đang gia tăng nhanh chóng, đơn cử như tại các đơn vị tài chính chính quyền địa phương (LGFV) - một cơ chế phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc phát triển bất động sản và cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Trong báo cáo thường niên của chính phủ Trung Quốc công bố vào tháng này, một phần nội dung đã được dành riêng cho vấn đề ngăn ngừa và xoa dịu những rủi ro lớn, chủ yếu là nợ bất động sản và nợ của chính quyền địa phương. "Chúng ta nên... ngăn chặn việc tích tụ các khoản nợ mới, trong khi phải giảm các khoản nợ hiện có,” báo cáo cho biết.

Trước đó, vào năm ngoái, chủ đề này chưa nhận được sự quan tâm nổi bật như vậy, theo Ting Lu, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura.

Vị này nhận định, cùng với mục tiêu tăng trưởng thận trọng khoảng 5% trong năm nay của Trung Quốc, những tín hiệu cho thấy có khả năng nước này sẽ tập trung giải quyết các rủi ro tài chính và nợ tiềm ẩn tại các chính quyền địa phương vào thời điểm nào đó trong năm, đặc biệt có thể vào nửa cuối năm, khi phục hồi kinh tế ổn định hơn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong các bài phát biểu quan trọng gần đây đã kêu gọi các quan chức giải quyết những rủi ro hệ thống. Thủ tướng nước này cũng cho biết các chính sách về ngăn ngừa và xoa dịu rủi ro là một trong những ưu tiên ngắn hạn của chính phủ.

Covid và tác động lên bất động sản

Ba năm qua, Covid-19 và sự sụt giảm của ngành bất động sản đã kéo doanh thu của chính quyền địa phương đi xuống, dù hiện chưa rõ chính xác mức độ.

Một hạng mục ngân sách được gọi là quỹ chính quyền địa phương đã chứng kiến ​​doanh thu từ việc bán đất giảm 23,3%, và ghi nhận khoản lỗ khoảng 288 tỷ USD. S&P và các nhà phân tích khác ước tính rằng, doanh số bán đất chiếm khoảng 1/4 tổng doanh thu của chính quyền địa phương.

Báo cáo gần đây của Moody's nhận định doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm nay, và sự yếu kém trong thị trường nhà ở sẽ làm trầm trọng thêm áp lực nợ đối với các chính quyền địa phương và các ngân hàng.

Tại Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của chính phủ, và được bán cho các công ty để phát triển, với hợp đồng sử dụng kéo dài 70 năm nếu dự án là khu dân cư.

Sherry Zhao, Giám đốc tài chính công quốc tế của Fitch Ratings, nhận định, doanh thu liên quan đến bất động sản có thể sẽ vẫn căng thẳng, do tâm lý của người mua nhà vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Theo bà, chính quyền địa phương có thể sẽ chuyển sang ba kênh khác để tăng doanh thu, bao gồm thuế - giảm mức cắt giảm thuế đã từng công bố, bán thêm tài sản, và rút thêm tiền từ các quỹ của chính quyền trung ương.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy, chính quyền trung ương đã tăng tới hơn 17% tổng mức chuyển cho địa phương vào năm 2022, và có kế hoạch tăng thêm 3,6% trong năm nay với dự kiến khoảng hơn 10 nghìn tỷ nhân dân tệ, gần 1,5 nghìn tỷ USD.

Theo các nhà phân tích của S&P, các khoản chuyển giao cho chính quyền địa phương chiếm khoảng 60% mức tăng thâm hụt của chính quyền trung ương.

S&P cho rằng ngay cả những khu vực yếu kém về tài chính, chính quyền địa phương có lẽ sẽ không tiếp tục tài trợ bằng nợ trong thời gian tới. Điều này cho thấy xu hướng dài hạn rất rõ ràng: Trung Quốc muốn tăng trưởng thoát khỏi sự phụ thuộc vào đầu tư.

Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư cơ sở hạ tầng để ‘cứu’ tăng trưởng

Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư cơ sở hạ tầng để ‘cứu’ tăng trưởng

Tiêu điểm -  2 năm
Năng lượng tái tạo, công nghệ, và quản lý nguồn nước sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất trong làn sóng tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới nhất tại Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư cơ sở hạ tầng để ‘cứu’ tăng trưởng

Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư cơ sở hạ tầng để ‘cứu’ tăng trưởng

Tiêu điểm -  2 năm
Năng lượng tái tạo, công nghệ, và quản lý nguồn nước sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất trong làn sóng tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới nhất tại Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Doanh nghiệp nước ngoài không vội quay trở lại Trung Quốc

Doanh nghiệp nước ngoài không vội quay trở lại Trung Quốc

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù chiến dịch zero-COVID đã kết thúc và nền kinh tế Trung Quốc đang thức dậy, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang có những phản ứng rất trái ngược.

Khách Trung Quốc có thể tới Việt Nam từ 15/3

Khách Trung Quốc có thể tới Việt Nam từ 15/3

Tiêu điểm -  1 năm

Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt II, từ ngày 15/3/2023.

Trung Quốc mở cửa là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Trung Quốc mở cửa là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Tiêu điểm -  1 năm

Trong bối cảnh áp lực địa chính trị chưa có hồi kết, lạm phát diễn biến khó lường, động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc được dự báo sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á.

Kinh tế Trung Quốc ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục

Kinh tế Trung Quốc ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục

Tiêu điểm -  1 năm

Tháng 1 năm 2023, sau khi loại bỏ chính sách zero-COVID được một thời gian, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà hồi phục. Tuy vậy, khảo sát chỉ số quản lý thu mua (PMI) giữa khu vực công và tư của Trung Quốc đang cho những kết quả trái chiều.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.