Kinh tế Trung Quốc ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục
Hường Hoàng
Thứ tư, 01/02/2023 - 15:45
Tháng 1 năm 2023, sau khi loại bỏ chính sách zero-COVID được một thời gian, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà hồi phục. Tuy vậy, khảo sát chỉ số quản lý thu mua (PMI) giữa khu vực công và tư của Trung Quốc đang cho những kết quả trái chiều.
Chỉ số PMI của Trung Quốc vượt ngưỡng 50 lần đầu tiên sau 4 tháng (Ảnh: Reuters)
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đã tăng từ mức 47 vào tháng 12 lên mức 50,1 vào tháng 1 vừa rồi.
Đây là lần đầu tiên chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc vượt mốc 50 điểm kể từ tháng 9/2022. Chỉ số PMI lớn hơn 50 cho thấy sự mở rộng của nền kinh tế, trong khi đó chỉ số dưới mức này chỉ báo rằng nền kinh tế đang co lại.
Tương tự, chỉ số PMI phi sản xuất trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng cũng tăng từ mức 41,6 trong tháng 12 lên mức 54,4 trong tháng 1, đánh dấu lần mở rộng đầu tiên sau 4 tháng.
Trong một báo cáo nghiên cứu, các nhà phân tích thuộc công ty cổ phần tài chính Nhật Bản Nomura cho biết, đây là dấu hiệu cho thấy tác động của “làn sóng cuối” (exit wave) do Covid-19 tại Trung Quốc sắp kết thúc.
Vào hôm thứ Ba vừa rồi, các chuyên gia của Nomura cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng cả chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất sẽ tăng hơn nữa vào tháng 2, do nhiều người đã trở nên quen thuộc hơn với việc sống chung với COVID-19 sau khi mở cửa lại nền kinh tế”. Đồng thời, họ cho biết thêm rằng hoạt động sản xuất của nước này sẽ còn phục hồi tốt hơn nữa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuần trước, trong một báo cáo, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết rằng làn sóng bùng phát Covid cuối của Trung Quốc “sắp kết thúc”.
Khách du lịch tận hưởng khung cảnh những hàng cây phủ đầy sương mù dọc theo sông Tùng Hoa vào ngày 30 tháng 1 năm 2023 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Ảnh: Zhu Wanchang/VCG/Getty Images)
Vào đầu tháng 12/2022, Trung Quốc đã loại bỏ hầu hết những hạn chế, lệnh cấm trong đại dịch, chấm dứt chính sách zero-Covid kéo dài xuyên suốt ba năm qua. Nhưng sự thay đổi đột ngột trong chính sách đã khiến công chúng mất cảnh giác, dẫn đến tình trạng bệnh lây lan nhanh chóng.
Đợt bùng phát Covid vào tháng 12 đã gây tác động xấu đối với các nhà máy và người tiêu dùng, khi mọi người buộc phải ở trong nhà và các nhà máy buộc phải đóng cửa do ít người làm việc hơn. Nhưng có vẻ như sự hỗn loạn sắp kết thúc.
Bà Sheana Yue, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Sự phục hồi của chỉ số PMI trong tháng này là một bằng chứng nữa cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, khi tác động của đợt bùng dịch do mở cửa nền kinh tế đang giảm dần. Đặc biệt, tất cả các thành phần của PMI đều cải thiện trong tháng này.
Lĩnh vực dịch vụ chứng kiến sự phục hồi đáng kể nhất, từ mức thấp kỷ lục 39,4 vào tháng 12/2022 khi số ca nhiễm Covid gia tăng mạnh khiến mọi người chủ yếu ở nhà, tăng lên mức 54 vào tháng 1/2023.
Các nhà phân tích của Nomura cho biết: “Sự phục hồi mạnh mẽ này chủ yếu đến từ việc nhu cầu đối với các dịch vụ trực tiếp như du lịch, khách sạn và giải trí (những dịch vụ vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch trong ba năm qua) đã được giải phóng. Mọi người đổ xô đến các danh lam thắng cảnh, xem bắn pháo hoa và chen chúc trong các nhà hàng, khách sạn”.
Trong tình hình đó, khảo sát chỉ số quản lý mua hàng sản xuất do Caixin thực hiện lại cho kết quả ngược lại. Cụ thể, chỉ số PMI của Caixin tăng từ mức 49 tháng 12 lên 49,2 vào tháng 1/2023, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức ước tính 49,5 - thể hiện sự thu hẹp của nền kinh tế.
Cuộc khảo sát của Caixin cho thấy sau khi nới lỏng hầu hết các biện pháp ngăn chặn COVID-19, mặc dù hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã cải thiện so với tháng trước, nhưng đợt bùng dịch đã khiến cho số lượng nhân viên vắng mặt tăng lên, khách hàng giảm nhu cầu xuống, từ đó làm giảm sản lượng sản xuất.
Khảo sát của Caixin khác với khảo sát của chính phủ ở phạm vi. PMI chính thực sẽ được Cục thống kê quốc gia Trung Quốc thực hiện, nhắm đến các đối tượng là các doanh nghiệp lớn do nhà nước điều hành. Trong khi đó, khảo sát của Caixin sẽ tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
Sau thời kỳ tăng kéo dài hơn một năm, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng – PMI ngành sản xuất của Việt Nam rơi xuống dưới mức trung tính 50 điểm trong tháng 11, cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh.
Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã không thay đổi trong tháng 10 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại và sản lượng giảm liên tục lần đầu tiên kể từ quý III/2013.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.