Phát triển bền vững

Công bố thêm 28 nhà tái chế đủ năng lực

Hoàng Đông Thứ sáu, 16/08/2024 - 14:57

Bộ Tài nguyên và môi trường công bố thêm 28 nhà tái chế có đủ năng lực để hỗ trợ doanh nghiệp thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Dây chuyền của một đơn vị được công bố trong danh sách nhà tái chế của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Các đơn vị được công bố đợt hai là những doanh nghiệp đã được cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trước đó, vào tháng 2 vừa qua, Bộ Tài Nguyên và môi trường đã công bố đợt một với 24 đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì và hai đơn vị được ủy quyền tổ chức tái chế.

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, việc ban hành danh sách các nhà tái chế nhằm cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất, nhập khẩu biết và tham khảo trong việc thực thi công cụ chính sách EPR.

Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có thể lựa chọn phương án thuê các nhà tái chế để thực thi EPR, bên cạnh các phương án khác bao gồm tự tổ chức thu gom, tái chế, ủy quyền cho tổ chức thực thi EPR và đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường.

Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể lựa chọn hợp tác với các đơn vị tái chế không nằm trong danh sách được công bố.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và môi trường khuyến cáo, khi lựa chọn, ký kết với nhà tái chế sản phẩm, bao bì, doanh nghiệp cần xem xét thực tế, đánh giá năng lực về công nghệ, công suất để đảm bảo đáp ứng đúng tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, nhà tái chế đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, nếu muốn được công bố trong danh sách đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì, có thể gửi thông tin về Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường theo mẫu đơn tại Thông báo số 185/TB-BTNMT.

Các đơn vị tái chế đáp ứng yêu cầu sẽ nhận được hỗ trợ từ nguồn tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường.

Công cụ chính sách EPR được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, là công cụ được thiết kế dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển ngành công nghiệp tái chế.

EPR bao gồm trách nhiệm xử lý chất thải khó thu gom, xử lý, tái chế, gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc đối với một số loại sản phẩm, bao bì. 2024 là năm đầu tiên thực thi trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc.

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  9 tháng
Doanh nghiệp tái chế các loại chất thải nguy hại, có giá trị thấp sẽ nhận được hỗ trợ từ công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  9 tháng
Doanh nghiệp tái chế các loại chất thải nguy hại, có giá trị thấp sẽ nhận được hỗ trợ từ công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Cửa sáng cho ngành công nghiệp tái chế

Cửa sáng cho ngành công nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  1 năm

Năm 2024, công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất chính thức đi vào hiệu lực, hứa hẹn mở ra “ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành công nghiệp tái chế vốn lạc hậu, manh mún suốt hàng chục năm.

Giải bài toán khó ngành tái chế

Giải bài toán khó ngành tái chế

Phát triển bền vững -  1 năm

Đoàn kết các chủ thể trong hệ sinh thái thu gom, tái chế là cách VietCycle cùng hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét từng bước chuẩn hóa và giúp ngành công nghiệp này tự tin đứng vững.

Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải

Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, cần khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức thu gom, tái chế hoặc thuê các đơn vị tái chế đủ điều kiện về chất lượng và không gây hại tới môi trường để thực thi nghĩa vụ thu gom, tái chế bắt buộc.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  5 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  6 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  2 phút

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  10 phút

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  12 phút

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  30 phút

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  58 phút

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  1 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.