Công đoàn đề xuất 10 giải pháp giúp ổn định thị trường lao động

Hường Hoàng Thứ năm, 29/12/2022 - 16:24

Vào những năm trước, cận Tết là thời điểm doanh nghiệp và người lao động triển khai kế hoạch tăng ca, bảo đảm đơn hàng đối tác. Thế nhưng năm nay, tình trạng thiếu đơn hàng đã khiến cho hàng vạn người lao động bị cắt giảm giờ làm, hay tạm ngừng công việc 1-2 tháng trước Tết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và đời sống của họ.

Cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, da giầy, điện tử, du lịch của Việt Nam chịu tình trạng cắt giảm lao động (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)

Hàng trăm ngàn người lao động bị ảnh hưởng

Theo số liệu của của Tổng cục thống kê, số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng đầu năm 2022 tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy tỷ lệ nhận bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh tăng 25,88%, Bình Dương tăng 39,08%, Đồng Nai tăng 54,69% và Tiền Giang tăng 66,5%.

Đáng chú ý, từ tháng 9 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình cảnh khó khăn, bị thiếu và cắt giảm đơn hàng. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm hoặc sa thải nhân viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập và đời sống của hàng trăm ngàn người lao động.

Theo tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở, từ tháng 9/2022 cho đến hết ngày 10/12/2022 đã có 1.242 doanh nghiệp (tại 44 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn và bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm giờ làm của 482.120 người lao động.

Trong đó, các doanh nghiệp đang giảm giờ làm, hoặc cho ngừng việc có hưởng lương đối với 433.908 người lao động (chiếm 90% tổng số người bị ảnh hưởng); tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, cho nghỉ việc không hưởng lương đối với 6.570 lao động (chiếm 1,36%) và chấm dứt hợp đồng lao động với 41.642 lao động (chiếm 8,64% tổng số người bị ảnh hưởng).

Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn làm việc tại các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng).

Về khu vực, người lao động bị ảnh hưởng chủ yếu làm việc tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh (52.290 người), Long An (16.180 người), Tây Ninh (26.086 người), Đồng Nai (111.163 người), Bình Dương (87.555 người), An Giang (10.995 người)... Tổng thể, khu vực phía Nam có 341.544 người lao động bị ảnh hưởng, chiếm đến 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng toàn quốc.

Trong số đó có đến 36% người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; khoảng 8% là lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và khoảng 5% là lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, người lao động mất việc làm hoặc bị giảm việc làm đang để lại hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là khi thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần.

Bối cảnh ảm đạm của thị trường lao động

Đối với nền kinh tế, giảm đơn hàng là sự giảm sút về năng suất lao động, giảm sút về tổng sản phẩm, về giá trị kinh tế. Kéo theo đó,tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022, thậm chí sang những tháng tiếp theo của năm 2023, tác động tới cân đối lớn của cả nền kinh tế.

Đối với thị trường lao động, khi loại trừ yếu tố biến động cục bộ, tình trạng người lao động mất việc như hiện nay sẽ tác động lớn đến tính bền vững của thị trường; thúc đẩy dòng chuyển dịch lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức một cách nhanh chóng và khó kiểm soát hơn.

Vốn đã thiếu hụt lao động chất lượng cao, giờ đây thị trường lại bị rút thêm một lượng không nhỏ những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm và đã được đào tạo, gây ra sự thiếu hụt nguồn cung lao động trong ngắn hạn. Có thể thấy, hiện tượng này đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp khi không tuyển được lao động mới, mặc dù nhiều lao động đã mất việc làm. Đây là sự mất cân đối khó có thể bù đắp một sớm một chiều trong thời gian tới.

Đối với doanh nghiệp, việc cắt giảm đơn hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tại thời điểm hiện tại, việc mất lao động hiện tại có thể chưa mang lại tác động do doanh nghiệp không có việc làm để giữ người lao động. Nhưng trong những tháng tới, khi tình hình được cải thiện, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó tuyển dụng lao động có tay nghề và tốn kém rất nhiều chi phí để có lại được lực lượng lao động như trước đây.

Đối với người lao động, giảm giờ làm là giảm tiền lương, thu nhập; mất việc làm là mất tiền lương, mất thu nhập. Trong bối cảnh sau 2 năm chống chọi với đại dịch, người lao động đã không còn tích lũy. Việc chịu thêm cú sốc về việc làm và thu nhập sẽ “đánh gục” không ít người lao động, đặc biệt là những lao động yếu thế như lao động nữ, lao động nhiều tuổi, lao động là người khuyết tật…

Trong bối cảnh bình thường, nhiều người lao động đã phải sống tằn tiện, gửi con về quê, đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần gần như bỏ trống, không có hoặc có rất ít tích lũy, rất dễ bị tổn thương trước biến cố hoặc khủng hoảng.

Hình ảnh hàng đoàn người lao động xếp hàng rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong suốt năm 2022 và xuất hiện ngày càng nhiều những tháng cuối năm ở khu vực phía Nam là hệ lụy khó tránh khỏi khi người lao động rơi vào tình trạng quá khó khăn, không còn nơi “bấu víu”.

Trong năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ bối cảnh trong và ngoài nước: từ suy thoái toàn cầu, sự phục hồi chậm trễ của những quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam cho đến những thách thức ổn định kinh tế vĩ mô trong nước như sức ép lạm phát lớn; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn và truyền thống đang bị thu hẹp; tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng....

Trong hoàn cảnh đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dự báo, các đơn hàng có thể sẽ tiếp tục bị cắt giảm đến hết quý 1, thậm chí hết quý 2/2023, dẫn đến việc nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống.

Theo tổng hợp từ các công đoàn cơ sở, dự kiến trong tháng 12 và những tháng đầu năm 2023, sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm 15.769 lao động.

Công đoàn vào cuộc

Trước tình hình trên, các cấp công đoàn đã nhanh chóng vào cuộc và triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động.

Cụ thể, các cấp công đoàn đã chủ động nắm tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm thời giờ làm việc, mất việc làm; từ đó tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho những người lao động chịu ảnh hưởng.

Cùng với đó, công đoàn cũng tích cực tham gia, đề xuất với doanh nghiệp xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và công bố trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày; đồng thời đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về việc xây dựng phương án sử dụng lao động, tăng cường đào tạo, đào tạo lại để tiếp tục sử dụng người lao động và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cấp công đoàn tiếp tục triển khai chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm thông qua Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” với hàng loạt hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Những hoạt động này có thể kể đến như: tổ chức phương tiện đưa, đón miễn phí hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần chi phí phương tiện để đoàn viên, người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc; tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết, thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo địa phương cũng sẽ tổ chức nhiều chuyến thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (dự kiến có khoảng 15.000 đoàn viên, người lao động được thăm, tặng quà, mỗi suất quà gồm 01 triệu đồng tiền mặt và 01 túi quà trị giá 300.000 đồng).

Thêm vào đó, công đoàn cũng sẽ tổ chức 22 chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2023” với 40 - 120 gian hàng nhằm giới thiệu, cung cấp cho người lao động các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa với giá ưu đãi từ 15% đến 70%, gian hàng 0 đồng.

Chương trình chợ tết công đoàn cũng sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui xuân; tư vấn, khám sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí; tư vấn pháp luật; tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cho khoảng 01 triệu đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người (bằng tiền mặt) từ nguồn tài chính công đoàn.

Định hướng nguồn nhân lực năm 2023

Bên cạnh việc tổ chức nhiều hoạt động nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động, giữ được nguồn nhân lực có tay nghề, góp phần ổn định thị trường lao động, sẵn sàng cho giai đoạn tái phục hồi trong năm 2023, Công đoàn cũng đề xuất nhiều giải pháp giúp thị trường lao động vượt qua khó khăn.

Cụ thể, theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong thời gian tới, Công đoàn đề xuất triển khai một số vấn đề về nguồn lao động dưới đây.

Thứ nhất là tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động, triển khai các hình thức, phương thức giúp người lao động dễ tiếp cận thông tin tuyển dụng, với các nguồn tuyển dụng uy tín, các doanh nghiệp, tổ chức đang cần tuyển việc làm.

Thứ hai là phát huy vai trò của các hiệp hội người sử dụng lao động trong việc kết nối để giới thiệu việc làm cho lao động từ các doanh nghiệp không bố trí được việc làm tới các doanh nghiệp là thành viên của các hiệp hội cần tuyển dụng lao động.

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản để các doanh nghiệp đang có việc làm có thể sử dụng và sử dụng nguồn lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp khác.

Thứ tư là tăng cường kiểm soát về giá cả, không để lạm phát tăng cao; đồng thời tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân lao động. Song song với đó, cơ quan chức năng cần kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cung cấp hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thứ năm là tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành hỗ trợ người lao động, chính thức hơn các chính sách tạm thời, bảo đảm việc làm, thu nhập và an sinh lâu dài cho người lao động.

Thứ sáu là nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, sát thực tế đối với người lao động ở 3 mức độ: bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cần tham khảo để ban hành gói hỗ trợ riêng cho người lao động tương tự các chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Thêm vào đó, chính phủ cũng sẽ bổ sung thêm chính sách hỗ trợ người lao động bị giảm giờ làm việc tiêu chuẩn trong tháng dẫn đến tiền lương trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Thứ bảy là triển khai quyết liệt hơn nữa Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, trong đó tập trung vào các giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội, người lao động và doanh nghiệp.

Thứ tám là tiếp tục có gói hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng để doanh nghiệp trả lương cơ bản giữ chân người lao động, đào tạo, đào tạo lại người lao động, tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi vị trí việc làm trong doanh nghiệp…

Thứ chín là về lâu dài, cần có chính sách thu hút đầu tư và tiền lương thỏa đáng để người lao động sau một thời gian làm việc phải có tích lũy ở mức cần thiết để khi gặp khó khăn, họ vẫn có tiền để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, phải mở rộng chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm đủ sức để hỗ trợ người lao động trong lúc khó khăn. Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố có nguồn dự phòng cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ người lao động trong thời điểm mất việc.

Thứ mười là quan tâm và ban hành các chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động yếu thế, dễ bị tổn thương như lao động di cư, lao động lớn tuổi, lao động nữ, lao động trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động là người khuyết tật.

Cách xử lý khi người lao động và doanh nghiệp ‘chia tay’ trong tình trạng thiếu đơn hàng

Cách xử lý khi người lao động và doanh nghiệp ‘chia tay’ trong tình trạng thiếu đơn hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp nghiệp thiếu đơn hàng nên đành phải cho người lao động nghỉ việc. Dù là tình huống không mong muốn nhưng xử lý thế nào doanh nghiệp và người lao động không phát sinh vướng mắc pháp lý về sau đang trở thành vấn đề nan giải.

Tóm lược thị trường lao động Việt Nam 2022

Tóm lược thị trường lao động Việt Nam 2022

Tiêu điểm -  1 năm

Lao động chi phí thấp tại Việt Nam là một thỏi nam châm hút các nhà sản xuất nước ngoài. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, thị trường lao động Việt đang thay đổi. Để giải phóng hoàn toàn tiềm năng của thị trường lao động, các doanh nghiệp cần thực sự hiểu được những thay đổi ấy.

Hàng triệu lao động hưởng ưu đãi lãi suất cực thấp từ HD SAISON

Hàng triệu lao động hưởng ưu đãi lãi suất cực thấp từ HD SAISON

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

HDBank, HD SAISON dành 10.000 tỷ cho vay với lãi suất cực thấp giúp công nhân, người lao động đón năm mới vô lo chỉ với vài bước thật đơn giản.

Tập đoàn BRG lần thứ 3 nhận giải 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động'

Tập đoàn BRG lần thứ 3 nhận giải 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động'

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Tập đoàn BRG vừa vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì và tổ chức. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Tập đoàn BRG được vinh danh tại giải thưởng này cho những nỗ lực theo đuổi chiến lược “lấy con người làm trọng tâm phát triển” theo định hướng phát triển bền vững mà tập đoàn đã đặt ra từ những ngày đầu tiên cách đây hơn 30 năm.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  27 phút

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  28 phút

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  55 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  1 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  1 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  2 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực