Nguyễn Vũ Mộc Thiêng (*)
Thứ ba, 18/08/2020 - 08:59
Du lịch vừa khởi sắc, gượng dậy đón hè ngắn đã bị Covid-19 hạ knock out. Doanh nghiệp càng khốn đốn. Dù khó khăn cách mấy, cuộc sống vẫn tồn tại, thời gian vẫn bình thản trôi đi. Chỉ có 2 con đường để lựa chọn: Tìm cách sống sót qua đại nạn hoặc phá sản.
Hơn 3 tuần lễ đã trôi qua kể từ ngày dịch Covid-19 bùng phát đợt 2 ở tâm dịch Đà Nẵng. Mặc dù tốc độ lây lan gấp mấy đợt 1 và đã có 24 ca tử vong (sáng 16/8) nhưng Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát. Mức độ nguy hiểm thì không cần bàn cãi. Covid-19 đợt 2 đánh gục cả những người vốn lạc quan trước đó. Thiệt hại càng nặng nề và chưa thể tính toán.
Du lịch vừa khởi sắc, gượng dậy đón hè ngắn đã bị Covid-19 hạ knock out. Doanh nghiệp càng khốn đốn. Dù khó khăn cách mấy, cuộc sống vẫn tồn tại, thời gian vẫn bình thản trôi đi. Chỉ có 2 con đường để lựa chọn. Tìm cách sống sót qua đại nạn hoặc phá sản. Phá sản thì dễ, sau đó tìm cách gầy dựng lại. Còn để tồn tại, từng doanh nghiệp có lối đi riêng, dù rất hẹp và đầy trắc trở.
Từ thực tiễn chống dịch đợt 1, các doanh nghiệp nghiệm ra là quá khó khi trông chờ nhà nước giải cứu. Gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng, chỉ hơn 10 tỷ USD, chia thế nào cho hơn 700.000 doanh nghiệp? Chưa biết nhận ở đâu và lúc nào nhận. Làm sao bì với những nước giàu chi hàng mấy ngàn tỷ, phân bổ theo đầu người.
Vẫn kiên trì những kiến nghị với nhà nước từ trước là “giảm 50% thuế VAT, thuế lợi tức (thu nhập doanh nghiệp), bảo hiểm xã hội nửa năm 2020 và giãn nợ ngân hàng”. Các ngân hàng không thể cho vay thêm thì giãn nợ các khoản đang vay. Dĩ nhiên là có xem xét cụ thể, tránh tình trạng “Thừa nước đục, thả câu”.
Hiện nhà nước mới căn bản đồng ý giảm 30% thuế lợi tức. Khổ thế, toàn lỗ và không có doanh thu thì lấy gì để giảm? Đành vậy, có còn hơn không, được đồng nào đỡ đồng đó. Chính phủ đã rất cố gắng. Nhà nghèo lại đông con. Biết làm sao bây giờ. Chỉ còn duy nhất con đường để cứu các doanh nghiệp du lịch là khách hàng.
Tư lệnh ngành có thể gửi tâm thư khẳng định quyết tâm và nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong việc chống dịch, đảm bảo an toàn cho mọi người. Thành quả chống dịch Covid-19 đợt 1 đã chứng minh Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khống chế và đẩy lùi dịch. Tâm thư khẳng định Việt Nam là đất nước an toàn, thân thiện và luôn mở rộng vòng tay đón đợi du khách.
Trừ các điểm đã công bố giãn cách xã hội, cách ly vào thời điểm tổ chức, các tour khác nếu không thực hiện thì nên lùi thay vì hủy. Dịch bệnh không thể kéo dài vô định, hủy tour ở những vùng chưa công bố dịch vừa thiệt thòi cho mình, vừa gây thêm khó khăn cho các công ty lữ hành và cả đối tác của họ. Nếu hủy tour thì phải tôn trọng các nội dung trong hợp đồng đã ký. Đó là cách thể hiện việc tuân thủ pháp luật, bảo đảm cho trật tư và an toàn xã hội.
Covid-19 tấn công cả thế giới, không loại trừ ai. Khách hàng cũng đang gặp khó, làm sao cứu ai? Biết vậy nhưng khó khăn không đồng đều, tùy ngành, tùy việc và tùy kinh tế từng nhà. Những khách hàng ít khó khăn hơn sẽ mua các sản phẩm du lịch trước 6 tháng đến 1 năm và trả trước 50% với nhiều ưu đãi của khách hàng ân nhân. Doanh nghiệp du lịch cam kết chất lượng dịch vụ, hoàn trả tiền nếu không thể tổ chức. Thậm chí có thể tính lãi suất ưu đãi.
Chỉ cần chừng 20% khách hàng mua tour trước là giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Dòng tiền này dùng để trả phụ cấp cho nhân viên, các chi phí tối thiểu, san sẻ với đối tác… giúp tiền tệ lưu thông và kích cầu tiêu dùng trong nước. Với khách nước ngoài, có thể miễn visa cho du khách đến Việt Nam 7 ngày trở lên, kèm những ưu đãi hấp dẫn.
Những việc này là nguồn động lực lớn, tiếp thêm sức mạnh cho ngành du lịch vượt bão, thể hiện truyền thống tương trợ và đạo lý “Lá lành hoặc lá rách ít, đùm lá rách nhiều”; những phẩm chất tốt đẹp của người Việt. Đó cũng là cách góp phần với nhà nước chiến thắng dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours.
Du lịch MICE (du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị) là xu hướng sẽ nở rộ trong quý IV/2020. Đây cũng là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi mùa hội họp tổng kết cuối năm đang tới gần.
Khách hủy tour, đòi hoàn tiền trong khi các hãng hàng không chỉ cho lùi tiền cọc vé chứ không có chính sách hoàn trả. Đó là thế kẹt của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay.
Dịch bệnh Covid-19 là thời điểm thích hợp để đánh giá, cơ cấu lại ngành du lịch Quảng Nam, với hy vọng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ tạo ra những bước đột phá cho du lịch tỉnh nhà.
VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn - 4 giờ
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ, giãn nợ sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng NHNN sẽ không gia hạn thêm cho Thông tư này.
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...