Cuộc chiến xe điện tại Đông Nam Á

Nguyễn Ánh - 08:57, 11/10/2017

TheLEADERThị trường xe điện tại Đông Nam Á đang trở nên ngày càng khốc liệt khi những cuộc đua về ưu đãi của chính phủ, khả năng sản xuất nội địa và cả tầm nhìn của các nhà sản xuất xe hiện có, thị phần của các hãng xe tại đây.

Cuộc chiến xe điện tại Đông Nam Á
Một mẫu xe điện tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc cách mạng công nghệ đi lại tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách khu vực Đông Nam Á đang đua nhau để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực.

Xét về mức độ ưu đãi, Thái Lan hiện là nước Đông Nam Á đưa ra nhiều ưu đãi nhất dành cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện trong nước.

Trong khi Indonesia, thị trường ô tô lớn nhất khu vực đã công bố kế hoạch cấm bán xăng dầu và xe ô tô chạy bằng diesel vào năm 2040 thì ở Philippines đang xem xét dự thảo luật miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với việc kinh doanh các loại xe điện chạy bằng pin (BEVs) và xe điện hybrid (PHEVs).

Xét về khả năng sản xuất, Thái Lan hiện vẫn là nước dẫn đầu khu vực, có khả năng sản xuất xe tiên tiến nhất ở Đông Nam Á với công suất khoảng 3,7 triệu xe một năm. Ngoài ra, Thái Lan còn sở hữu số lượng thương hiệu ô tô và các nhà cung cấp linh kiện nhiều nhất trong khu vực và đây được xem là kinh đô ô tô của Đông Nam Á.

Ngoài ra, việc phát triển sản xuất xe điện sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chiến lược toàn cầu của 3 nhà đầu tư ô tô lớn nhất Thái Lan là Toyota, Isuzu và Honda thế nhưng, không ai trong bất cứ những tên tuổi kể trên quan tâm đến việc phát triển BEVs hoặc PHEVs trong khu vực.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách ở Đông Nam Á thay vì tin tưởng vào tiềm năng của hydro như một nguồn năng lượng sơ cấp thì họ lại đang ngày càng ấn tượng bởi hãng Tesla và vai trò của các ưu đãi trong việc tạo ra nhu cầu tiêu dùng.

Tuy vậy, những ưu đãi không sản sinh ra thành công. Năm 2014, sau khi thất bại trong việc thuyết phục các nhà sản xuất đầu tư, Malaysia đã chấm dứt việc ưu đãi thuế dành cho EVs và từ bỏ cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 100 chiếc xe Tesla. Và thay vào đó, chính phủ Malaysia chỉ thực hiện ưu đãi cho một số công ty cụ thể.

Xét về nhận thức của khách hàng, Chevrolet và Nissan là hai tên tuổi có sự hiện diện đáng kể trong khu vực.

Tại Việt Nam, Toyota hiện là hãng xe được ưa chuộng nhất cũng như tạo được điểm nhấn trong nhận thức của người mua. Tỉ lệ những người dự kiến sẽ mua xe của hãng này bỏ xa các đối thủ khác như Honda, Huyndai hay Mazda.

Vào tháng trước, Nissan đã công bố Leaf thế hệ thứ hai tại Nhật Bản để thay thế cho một mô hình hiện tại đang được bán chạy nhất thế giới. Chiếc xe mới này có thể đi tới 241 km trong 1 lần sạc và sẽ cạnh tranh với Bolt EV của Chevrolet và Model 3 của Tesla trên thị trường toàn cầu. Dự kiến đây sẽ là mẫu xe điện đầu tiên trong 3 cái tên trên được sản xuất và tiêu thụ ở Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, cuộc đua giữa các nước ASEAN để thu hút đầu tư vào sản xuất EV trong nước còn được quyết định bởi mức độ người tiêu dùng chấp nhận công nghệ mới và điều này phụ thuộc vào tốc độ triển khai cơ sở hạ tầng như các trạm sạc tại các quốc gia Đông Nam Á.