3 tập đoàn ô tô hàng đầu Nhật Bản hợp tác phát triển ô tô điện
Toyota Motor, Mazda Motor và Denso thông báo rằng họ sẽ cùng nhau thành lập công ty EV C.A. Spirit nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển xe điện.
Thị trường xe điện tại Đông Nam Á đang trở nên ngày càng khốc liệt khi những cuộc đua về ưu đãi của chính phủ, khả năng sản xuất nội địa và cả tầm nhìn của các nhà sản xuất xe hiện có, thị phần của các hãng xe tại đây.
Trong cuộc cách mạng công nghệ đi lại tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách khu vực Đông Nam Á đang đua nhau để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực.
Xét về mức độ ưu đãi, Thái Lan hiện là nước Đông Nam Á đưa ra nhiều ưu đãi nhất dành cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện trong nước.
Trong khi Indonesia, thị trường ô tô lớn nhất khu vực đã công bố kế hoạch cấm bán xăng dầu và xe ô tô chạy bằng diesel vào năm 2040 thì ở Philippines đang xem xét dự thảo luật miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với việc kinh doanh các loại xe điện chạy bằng pin (BEVs) và xe điện hybrid (PHEVs).
Xét về khả năng sản xuất, Thái Lan hiện vẫn là nước dẫn đầu khu vực, có khả năng sản xuất xe tiên tiến nhất ở Đông Nam Á với công suất khoảng 3,7 triệu xe một năm. Ngoài ra, Thái Lan còn sở hữu số lượng thương hiệu ô tô và các nhà cung cấp linh kiện nhiều nhất trong khu vực và đây được xem là kinh đô ô tô của Đông Nam Á.
Ngoài ra, việc phát triển sản xuất xe điện sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chiến lược toàn cầu của 3 nhà đầu tư ô tô lớn nhất Thái Lan là Toyota, Isuzu và Honda thế nhưng, không ai trong bất cứ những tên tuổi kể trên quan tâm đến việc phát triển BEVs hoặc PHEVs trong khu vực.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách ở Đông Nam Á thay vì tin tưởng vào tiềm năng của hydro như một nguồn năng lượng sơ cấp thì họ lại đang ngày càng ấn tượng bởi hãng Tesla và vai trò của các ưu đãi trong việc tạo ra nhu cầu tiêu dùng.
Tuy vậy, những ưu đãi không sản sinh ra thành công. Năm 2014, sau khi thất bại trong việc thuyết phục các nhà sản xuất đầu tư, Malaysia đã chấm dứt việc ưu đãi thuế dành cho EVs và từ bỏ cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 100 chiếc xe Tesla. Và thay vào đó, chính phủ Malaysia chỉ thực hiện ưu đãi cho một số công ty cụ thể.
Xét về nhận thức của khách hàng, Chevrolet và Nissan là hai tên tuổi có sự hiện diện đáng kể trong khu vực.
Tại Việt Nam, Toyota hiện là hãng xe được ưa chuộng nhất cũng như tạo được điểm nhấn trong nhận thức của người mua. Tỉ lệ những người dự kiến sẽ mua xe của hãng này bỏ xa các đối thủ khác như Honda, Huyndai hay Mazda.
Vào tháng trước, Nissan đã công bố Leaf thế hệ thứ hai tại Nhật Bản để thay thế cho một mô hình hiện tại đang được bán chạy nhất thế giới. Chiếc xe mới này có thể đi tới 241 km trong 1 lần sạc và sẽ cạnh tranh với Bolt EV của Chevrolet và Model 3 của Tesla trên thị trường toàn cầu. Dự kiến đây sẽ là mẫu xe điện đầu tiên trong 3 cái tên trên được sản xuất và tiêu thụ ở Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, cuộc đua giữa các nước ASEAN để thu hút đầu tư vào sản xuất EV trong nước còn được quyết định bởi mức độ người tiêu dùng chấp nhận công nghệ mới và điều này phụ thuộc vào tốc độ triển khai cơ sở hạ tầng như các trạm sạc tại các quốc gia Đông Nam Á.
Toyota Motor, Mazda Motor và Denso thông báo rằng họ sẽ cùng nhau thành lập công ty EV C.A. Spirit nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển xe điện.
Tỷ phú Lý Gia Thành của Hồng Kông đã đồng ý mua cổ phần gián tiếp của một nhà sản xuất ôtô điện của Nhật Bản, mở rộng đầu tư vào một khu vực được hưởng lợi từ kế hoạch cấm bán các phương tiện chạy bằng xăng và diesel của Trung Quốc.
Jaguar Land Rover (JLR) - nhà sản xuất ô tô nước Anh hứa hẹn sẽ chuyển sang các mẫu xe mới bằng điện hoặc hybrid từ năm 2020.
Nhà sản xuất xe ô tô BMW của Đức có kế hoạch sản xuất hàng loạt xe điện đến năm 2020 và tung ra 12 mẫu xe khác nhau vào năm 2025 khi các nhà sản xuất ô tô truyền thống muốn giành thị phần trong thị trường xe điện, vốn được Tesla chiếm ưu thế.
Hãng Nissan vừa cho ra mắt phiên bản mới nhất của dòng xe ô tô điện Leaf, cạnh tranh gay gắt với mẫu xe cùng loại Tesla Model 3 của tập đoàn Tesla Inc (TSLA.O).
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.