Đại gia bất động sản bị truy thu tiền tỷ do vi phạm

Hà Thành Thứ năm, 28/09/2017 - 07:00

Thực hiện việc rà soát, thống kê và đề xuất phương án xử lý các dự án nhà ở vi phạm vừa được thanh tra theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng đã kiến nghị truy thu hàng chục tỷ đồng của các đại gia bất động sản do vi phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng, đồng thời buộc chủ đầu tư trả lại đúng mục đích sử dụng hàng ngàn mét vuông chung cư.

Dự án Capitaland - Hoàng Thành tại Lô CT-08, Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) tăng số lượng căn hộ từ 992 căn lên 1.478 căn nhưng chưa nộp bổ sung phí xây dựng.

Đại gia đua nhau thu lợi bất chính

Từ tháng 4/2017, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành tổng rà soát, lên phương án xử lý các công trình vi phạm đã được liên ngành kết luận. Kết quả cho thấy, hàng loạt dự án lớn xây vượt tầng so với giấy phép xây dựng được cấp, xây vượt diện tích đấu thầu được phê duyệt, rất nhiều tầng được chủ đầu tư ngang nhiên sử dụng sai mục đích…, tất cả những vi phạm trên đã giúp chủ đầu tư thu lợi bất chính nhiều năm nhưng không được xử lý kịp thời.

Dự án Khu chung cư Capitaland - Hoàng Thành tại Lô CT-08, Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) do Công ty TNHH Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư được điều chỉnh tăng số lượng căn hộ từ 992 căn lên 1.478 căn nhưng chưa nộp bổ sung phí xây dựng. Dự án Khu nhà ở để bán 141 Trương Định (Hai Bà Trưng) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, xây dựng tăng 249m2, ở khối nhà thấp tầng, có 1 hộ dân lấn chiếm xây dựng 1 công trình kết cấu gạch, mái tôn với diện tích xây dựng 94,5 m2 không phép ngay trên bê nước công cộng.

Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng (Nhà A) thuộc Khu đất đấu giá đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân) do Công ty CP Xây dựng và Thiết bị vật tư Hà Nội I làm chủ đầu tư, cũng bị phát hiện hàng loạt vi phạm, gồm: Tổ chức thi công sai so với quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc được chấp thuận; Tăng diện tích đất xây dựng 248,5m2, do xây dựng thêm ra ngoài diện tích trúng đầu giá; Xây dựng thêm tầng 10 và 11 bố trí thành 13 căn hộ. Tổng diện tích sàn xây dựng tăng thêm từ tầng 2 đến 11, là 1.768m2. Thay đổi công năng sử dụng, tự ý chuyển đổi 480m2 tầng hầm từ để xe sang kinh doanh dịch vụ.

Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân) do Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư đã tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng. Chuyển phòng sinh hoạt cộng đồng tại tầng 1 thành siêu thị. Tầng kỹ thuật 1 (giữa tầng 2 và 3) chuyển đổi thành văn phòng làm việc, tầng kỹ thuật 2 (giữa tầng 11 và 12) chuyển đổi thành căn hộ…, làm số lượng căn hộ tăng thêm 64 căn.

Ngoài ra, còn 9 dự án có vi phạm phức tạp chưa được đề xuất phương án xử lý, bao gồm: Dự án nhà làm việc và chung cư cao tầng cho cán bộ công nhân viên tại địa chỉ số 143 ngõ 85 phố Hạ Đình (Thanh Xuân) do Công ty CP đầu tư kinh doanh NDP làm chủ đầu tư. Dự án khu nhà ở 229 phố Vọng (Hai Bà Trưng), do Công ty Đầu tư xây lắp và Phát triển nhà - Ban Tài chính Quản trị Thành ủy Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Cục BI2, Tổng Cục 5 - Bộ Công an tại phường Xuân La (Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) do Cục B31, Tổng cục 5 Bộ Công an làm chủ đầu tư. Tòa nhà chung cư CT5A, CT5B và CT6 Khu nhà ở Văn Khê (Hà Đông) do Công ty Hà Châu làm chủ đầu tư. Tòa nhà chung cư CT4 Khu nhà ở Văn Khê, do Công ty CP Sông Đà 1 làm chủ đầu tư cấp 2. Dự án Tòa nhà đa năng dịch vụ Thương mại và nhà ở tại số 7 Trần Phú (Hà Đông) do Công ty CP Thương mại Hà Tây làm chủ đầu tư. Báo cáo của Sở Xây dựng cho biết, chủ đầu tư các dự án trên đã liên tục thiếu hợp tác với cơ quan chức năng.

Phạt 50% giá thành xây dựng có đủ răn đe?

Căn cứ kiến nghị của liên ngành và hiện trạng các dự án vi phạm, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội nhiều nhóm biện pháp xử lý. Trong đó, phần lớn dự án được đề xuất xử phạt cho tồn tại theo Khoản 9, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, dư luận đang đặt dấu hỏi, nếu chỉ xử phạt hành chính ở mức 40% giá thành xây dựng đối với công trình riêng lẻ và 50% đối với các dự án vi phạm liệu có đủ sức nặng răn đe, khi các doanh nghiệp đã thu được nguồn lợi khổng lồ từ phần diện tích vi phạm?

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo quy định thì xử phạt công trình vi phạm theo Khoản 9, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP đã là mức cao nhất. Tuy nhiên, ngoài việc bị xử phạt mức 40 - 50% giá thành xây dựng, chủ đầu tư vi phạm còn phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất, phí xây dựng nên cộng lại thì tổng mức phạt tiền không phải nhẹ.

Trong đề xuất xử phạt, hành vi xây dựng tăng diện tích đất xây dựng 248,5m2, nằm ngoài diện tích trúng thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng do Công ty CP Xây dựng và Thiết bị vật tư Hà Nội I làm chủ đầu tư, là hành vi vi phạm nghiêm trọng về quản lý - sử dụng đất, quy hoạch, trật tự xây dựng. Tuy nhiên, liên ngành Tài chính - Xây dựng – Tài nguyên & Môi trường - Cục thuế - UBND quận Thanh Xuân chỉ xác định khoản thu nghĩa vụ tài chính bổ sung mức 15.120.000 đồng/m2, để lấy làm căn cứ truy thu tiền sử dụng đất ở thời điểm 2017 được xem là quá thấp, khi chủ đầu tư chỉ phải nộp hơn 3,7 tỷ đồng là được hợp pháp hoá 248,5m2 đất vượt diện tích trúng thầu.

Đề xuất xử lý có thể xem là kiên quyết nhưng cũng khó thực hiện nhất, đó là buộc chủ đầu tư hoàn trả lại mục đích sử dụng hàng chục nghìn mét vuông sàn chung cư. Cụ thể, với dự án Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng, Sở Xây dựng yêu cầu Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn đóng cửa siêu thị tại tầng 1, về đúng mục đích sử dụng theo thiết kế được phê duyệt là văn phòng làm việc và phòng sinh hoạt cộng đồng. Tương tự, Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết bị vật tư Hà Nội I làm chủ đầu tư bị yêu cầu hoàn trả lại công năng sử dụng của hơn 500m2 tầng hầm đang bị sử dụng sai mục đích… Về nội dung này, đại diện Sở Xây dựng cho biết, trách nhiệm xử lý thuộc về chính quyền địa phương, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho UBND các quận chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Căn cứ đề xuất của Sở Xây dựng, ngày 15/9/2017, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký văn bản số 4530/UBND-ĐT, chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện có dự án vi phạm khẩn trương tổ chức thực hiện biện pháp xử lý được đề xuất, đôn đốc chủ đầu tư vi phạm thực hiện nghiêm túc các quyết định xử phạt hành chính và nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính theo quy định.


Hà Nội xin cơ chế đặc thù xây 22.000 căn hộ thương mại phục vụ tái định cư

Hà Nội xin cơ chế đặc thù xây 22.000 căn hộ thương mại phục vụ tái định cư

Bất động sản -  7 năm

Tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 55.000 tỷ đồng, cho phép nhà đầu tư hưởng 10% lợi nhuận định mức (không bao gồm lãi suất tiền vay).

Giới nhà giàu Hà Nội đã ngán biệt thự, liền kề?

Giới nhà giàu Hà Nội đã ngán biệt thự, liền kề?

Bất động sản -  7 năm

Phân khúc biệt thự, liền kề tại Hà Nội ghi nhận số căn bán được trong quý III/2017 đạt 622 căn, giảm 52% so với quý trước và 78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?

Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?

Bất động sản -  7 giờ

Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Bất động sản -  22 giờ

Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

Bất động sản -  2 ngày

TP. Thủ Đức vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 21 dự án nhà ở với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng, nhằm bổ sung quỹ nhà ở.

Văn Phú Invest, Đèo Cả muốn đầu tư siêu dự án ven sông Hồng

Văn Phú Invest, Đèo Cả muốn đầu tư siêu dự án ven sông Hồng

Bất động sản -  2 ngày

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của liên danh Văn Phú Invest - Đèo Cả nghiên cứu phát triển dự án “đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức BT.

Sei Harmony: Chuẩn sống Nhật giữa lòng Sài Gòn

Sei Harmony: Chuẩn sống Nhật giữa lòng Sài Gòn

Bất động sản -  2 ngày

Khu dân cư Sei Harmony đang nổi lên như một biểu tượng mới cho phong cách sống đẳng cấp và tinh tế tại phía Tây Sài Gòn, mang đến trải nghiệm sống chuẩn Nhật hoàn toàn khác biệt. Không chỉ kiến tạo không gian an cư lý tưởng, Sei Harmony còn định hình một lối sống đáng mơ ước, hướng đến sự cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

Doanh nghiệp -  13 phút

Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Tiêu điểm -  3 giờ

ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

Tài chính -  5 giờ

Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Tiêu điểm -  6 giờ

IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.