Doanh nghiệp
Đại hội cổ đông khác biệt của Masan
ĐHCĐ Masan cho người tham dự cảm giác choáng ngợp với một sân khấu 360 độ, đi cùng hệ thống ánh sáng, âm thanh đều được đầu tư vô cùng hoành tráng. Ban lãnh đạo Masan muốn ĐHCĐ không chỉ là sự kiện theo quy định của một doanh nghiệp niêm yết, mà còn là cơ hội để kết nối các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng và cả người tiêu dùng biết về cú chuyển mình của Masan.
Đến thời điểm hiện tại, mùa Đại hội cổ đông năm 2022 đã dần kết thúc. Trải qua 2 năm tác động của dịch Covid-19, mùa ĐHCĐ năm nay chứng kiến sự kiện hoành tráng, đặc biệt là trong nhóm ngân hàng, với nhiều ưu đãi cho cổ đông đến tham dự.
Tuy nhiên, nếu nói về ĐHCĐ khác biệt nhất năm nay, chắc chắn phải kể đến ĐHCĐ của Tập đoàn Masan. Sử dụng mặt bằng của Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) tại Quận 7, ĐHCĐ Masan cho người tham dự cảm giác choáng ngợp với một sân khấu lớn được thiết kế theo kiểu hình tròn, đi cùng hệ thống ánh sáng, âm thanh đều được đầu tư vô cùng hoành tráng.
Để hoàn thiện sân khấu, bộ phận tổ chức đã phải mất nhiều ngày để thi công, lắp đặt sân khấu... tạo cảm giác cho người xem lạc vào một show diễn nghệ thuật hơn là một sự kiện kinh doanh. Để tăng độ phủ sóng, ĐHCĐ Masan cũng được phủ sóng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, để bất kỳ ai quan tâm, cho dù không phải là cổ đông của công ty, cũng có thể tham dự.
Tất cả những yếu tố trên cũng là một phần thông điệp của Masan khi tổ chức ĐHCĐ năm nay. Ban lãnh đạo Masan muốn ĐHCĐ không chỉ là một sự kiện hội nghị theo quy định của một doanh nghiệp niêm yết, mà còn là sự kiện để kết nối các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng và cả người tiêu dùng biết về cú chuyển mình của Masan.
“Một doanh nghiệp bán nước tương, nước mắm, mọi ĐHCĐ những năm trước vẫn rất truyền thống, ngày hôm nay trông có vẻ giải trí, một chút lại công nghệ. Tôi nghĩ chúng ta đều nhìn thấy xã hội đang phát triển, xã hội đang thay đổi, tiến hoá. Công nghệ đang thay đổi cuộc sống chúng ta. Để tiếp tục sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng, Masan phải tiếp tục thay đổi. Không phải thay đổi "theo", mà là thay đổi "cùng". Đi cùng và tới trước, để có thể hiểu họ rõ hơn, phục vụ họ tốt hơn", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang chia sẻ.
Công nghệ cũng là điểm nhấn nổi bật nhất trong ĐHCĐ năm nay của Masan khi người ta chứng kiến lần lượt từng lãnh đạo của Masan đi lên sân khấu và diễn thuyết, tương tự như các buổi giới thiệu sản phẩm công nghệ mà Apple hay các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới thường làm.

Tương tự, một khái niệm mới được Masan đưa ra trong ĐHCĐ năm nay là "Consumer of Things”, dựa trên khái niệm “Internet of Things”. Qua đó, Masan cũng định nghĩa lại phạm vi hoạt động của mình, không dừng lại ở một công ty sản xuất hàng tiêu dùng thông thường mà sẽ phục vụ toàn bộ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng từ khi sinh ra đến lớn lên, trưởng thành và về già (lifetime consumption) – khu vực mà mỗi người sẽ sử dụng tới 80% thu nhập của mình để chi tiêu.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ tiến hóa, trở thành một đơn vị kết nối tất cả các nền tảng lại với nhau, qua đó phục vụ những nhu cầu cơ bản, nhu cầu tài chính và cả nhu cầu phong cách sống của người tiêu dùng.
Dấu ấn công nghệ đậm nét nhất trong ĐHCĐ Masan năm nay phải nhắc tới phần thuyết trình của ông Nguyễn An Nguyên – CEO của Trusting Social. Ngay tại ĐHCĐ, Masan đã công bố thương vụ hợp tác trị giá 65 triệu USD với Trusting Social. Phần thuyết trình của ông Nguyên cũng là phần dài nhất và chi tiết nhất trong ĐHCĐ lần này của Masan, và nó đi kèm với nhiều chiến lược phát triển quan trọng của tập đoàn trong thời gian tới.
Trusting Social là công ty công nghệ chuyên trong lĩnh vực chấm điểm tín dụng. Được thành lập từ năm 2013, Trusting Social chỉ mất 7 năm để chấm điểm cho 1 tỷ người, nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (big data) và máy học (ML). Thị trường chính của Trusting Social là tầng lớp bình dân tại Việt Nam, Indonesia, ẤN Độ và Philippines.
“Sự kết hợp của công nghệ mới với niềm tin của người tiêu dùng và hệ thống phân phối lớn thì sẽ có một sản phẩm mới", ông Nguyễn An Nguyên chia sẻ.

Nền tảng đầu tiên mà công ty sẽ cùng với Masan xây dựng là nền tảng siêu cá nhân hoá, biết chính xác khách hàng sẽ mua gì trước khi họ nghĩ đến việc đó. Điều này đã xảy ra ở Mỹ, khi nhà bán hàng gửi hàng cho người tiêu dùng. Nếu khách hàng không muốn mua thì có quyền trả lại. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lại hàng rất thấp.
Nền tảng thứ 2 là khách hàng thân thiết và nền tảng thứ 3 mà Masan và Trusting Social sẽ cho ra mắt là nền tảng tiếp cận tài chính cho người tiêu dùng bằng việc phát hàng thẻ tín dụng dành cho mọi người (khách hàng bình dân) EVO.
Sự khác biệt của thẻ tín dụng EVO so với các thẻ tín dụng thông thường khác là người dùng không cần phải có 1 tài khoản ở Ngân hàng. Người dùng chỉ cần đăng ký thông tin như bình thường sau đó căn cứ vào điểm tín dụng mà Trusting Social đã tính toán được, người dùng sẽ được cấp thẻ EVO và hạn mức tín dụng tương ứng. Tất cả thao tác đăng ký qua online và thời gian trả kết quả khoảng vài phút.
Đây sẽ là phân khúc trọng tâm mà Masan và Trusting Social tập trung đẩy mạnh. Công ty dự kiến sẽ phát hành 1 triệu thẻ tín dụng trong thời gian tới.
“Ở Việt Nam, 80% người tiêu dùng không có tài khoản ngân hàng, không có thu nhập cố định. Các ngân hàng, theo đó, cũng không thể đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp. Hệ quả, người tiêu dùng Việt Nam, cụ thể là những người tiểu thương – nông dân trồng trọt chăn nuôi ở nông thôn, họ chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tài chính của mình theo những cách không chính thống nên khá rủi ro. Với Trusting Social và Masan, chúng tôi đang cố gắng thay đổi phần nào đó thực trạng của thị trường. Đầu tiên là cơ hội để người tiêu dùng có thể tiếp cận tín dụng và lãi suất tín dụng –chi phí vốn một cách thấp nhất. Chúng tôi tin rằng, nếu làm được điều này sẽ tạo ra, không những giá trị cho người tiêu dùng mà cho cả xã hội”, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.
Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.