Phát triển bền vững

Đánh bắt thủy hải sản thải ra hàng chục nghìn tấn rác nhựa mỗi năm

Thứ bảy, 04/12/2021 - 11:49

Có đường bờ biển dài, hiện cả nước có khoảng hơn 100 nghìn tàu thuyền đánh bắt hải sản các loại, là nguồn phát thải một lượng lớn rác nhựa ra đại dương, gây ô nhiễm môi trường.

Đánh bắt thủy sản thải rất nhiều rác nhựa ra biển. Ảnh: VGP.

Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng kinh tế biển to lớn. Trong đó, ngành thủy hải sản là một trong 6 ngành kinh tế biển đóng vai trò then chốt, được xác định rõ ràng tại hiến lược phát triển các ngành kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tính riêng năm 2020, sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 3,85 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành thủy hải sản, đặc biệt là hoạt động đánh bắt ngoài khơi là nguồn rác thải nhựa ra đại dương lớn. Theo ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, khảo sát riêng tại cảng Quy Nhơn cho thấy, hàng ngày khoảng 10 nghìn tàu cá đi biển, mang theo lượng lớn nhựa, ni lông đựng nước uống, thức ăn. Lượng nhựa và ni lông này chưa từng được đem trở về đất liền.

Đó là chưa kể những rác thải nhựa phát sinh từ ngư cụ hay dùng để bảo quản sản phẩm sau đánh bắt. Ông Lai cho biết, những loại rác thải nhựa chìm xuống đại dương, không chỉ gây hại cho cá, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy hải sản, mà còn gây nguy hiểm cho chính người sử dụng thực phẩm từ thủy hải sản.

Bà Vũ Thị Hồng Ngân, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản đưa ra kết quả khảo sát, cho biết với khoảng 101 nghìn tàu đánh cá lớn nhỏ các loại, lượng rác nhựa thải ra đại dương trung bình mỗi năm khoảng 12 – 17 nghìn tấn mỗi năm, đóng góp lớn vào việc đưa Việt Nam lọt top những quốc gia xả nhiều rác nhựa ra đại dương nhất trên thế giới.

Thực tế, nhiều mô hình thu gom, xử lý rác nhựa ven biển, kiểm soát nhựa từ tàu cá được triển khai tại Phú Quốc, Cù Lao Chàm, Quảng Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng… đã cho thấy kết quả. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn bộc lộ trong việc quản lý, kiểm soát chất thải nhựa của ngành thủy sản.

Trong đó phải kể đến lỗ hổng về pháp luật, dẫn đến việc có các quy định nhưng thực thi không nghiêm túc. Mặt khác, nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, vẫn mang tâm lý “vứt xuống biển là xong”.

Quy mô nhỏ lẻ, manh mún của ngành thủy hải sản cũng là rào cản để thực hiện thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đồng thời thiếu đi công nghệ, quy trình kỹ thuật hiệu quả để thu gom và xử lý hiệu quả rác nhựa.

Đại diện ngành thủy sản, bà Ngân kiến nghị, vẫn nạn rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa phát sinh từ đánh bắt thủy sản nói riêng là vấn đề nhức nhối, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ việc rà soát cho tới hoàn thiện văn bản pháp luật, phân cấp giám sát, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức người dân.

Mặt khác, cần thiết có những mô hình, quy trình quản lý rác thải nhựa có hiệu quả, đánh giá, tổng kết hoạt động xả thải để làm cơ sở điều chỉnh chính sách theo hướng thực tiễn nhất.

Đồng quan điểm với bà Ngân, đâị diện Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đề xuất cần có biện pháp mạnh tay và kiên quyết để xử lý tình trạng xả thải bừa bãi. Song song với đó, cần có giải pháp cho việc chứa rác thải trên tàu biển, biện pháp khuyến khích, động viên ngư dân thu gom rác thải để hình thành thói quen.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  48 phút

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  2 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  4 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.