Đào tạo về khởi nghiệp: Các trường vẫn đang tự bơi

Quỳnh Chi Thứ sáu, 03/05/2019 - 16:31

Dù đã đưa chủ đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo được gần chục năm nay nhưng có lẽ một số trường đại học vẫn đang mông lung khi chưa có chương trình chuẩn để áp dụng trong giảng dạy.

Bà Trịnh Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cùng với khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo được coi là ba đột phá chiến lược. Trong đó, vai trò của các trường đại học ngày càng lớn.

Ông Nguyễn Trung Dũng, tổng giám đốc BK-Holding nhận định, hiện câu chuyện về các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đang được nói đến quá nhiều trong khi đây chưa phải là lúc bởi hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn còn non trẻ. Vấn đề là phải xây từ gốc xây lên, đây là câu chuyện dài hơi.

Như bà Phạm Khánh Linh, CEO của “Uber xe tải” Logivan từng hiến kế tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong kinh doanh cần được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học, đặc biệt là các trường có thế mạnh về kinh tế, công nghệ như Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học ngoại thương…

“Các bạn trẻ hiện nay rất hứng thú với khởi nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có quy trình, tổ chức và chưa có hướng đi cụ thể. Hiện nay cũng chỉ mới có các cuộc thi về kinh doanh, chưa có giáo trình đào tạo bài bản về khởi nghiệp”, bà Linh nhìn nhận.

Khởi nghiệp có cần bằng cấp đại học?

Thật vậy, dù trường Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội đã đưa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình giảng dạy từ năm 2012 nhưng bà Trịnh Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng trường này đánh giá là vẫn chưa hiệu quả.

Theo bà Hà, hợp tác trong đào tạo giữa nhà trường, Nhà nước và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ. Dù quyết tâm nhưng các trường vẫn đang thực hiện theo kiểu “tự bơi”, chưa có một chương trình chuẩn và thống nhất.

Trong khi đó, thành lập chuyên ngành quản trị khởi nghiệp vào năm 2016 để đào tạo các nhà khởi nghiệp tương lai của Việt Nam nhưng trường Đại học Kinh tế TP. HCM vẫn gặp phải một số vấn đề về chương trình giảng dạy.

Bà Nguyễn Phương Thảo, đại diện trường Đại học Kinh tế TP. HCM cho biết, trong quá trình đào tạo, trường nhận thấy các kiến thức thu lượm từ nước ngoài vào chưa hẳn phù hợp với hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Đại diện các trường đại học đề xuất, cần có một chương trình đào tạo chung về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho tất cả các trường. Cần có sự vào cuộc của các bên liên quan để xây dựng và áp dụng một chương trình chuẩn hoá.

Chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế TP. HCM cũng cho biết, năm ngoái trường này đã thành lập viện đổi mới sáng tạo, nhằm đào tạo chuyên sâu hơn về quản trị khởi nghiệp cũng như ươm tạo và thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp mới.

“Các nhà khởi nghiệp ở giai đoạn rất non trẻ sẽ không thể kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư, trường cùng viện đổi mới sáng tạo thông qua vườn ươm đứng ra kết nối với mạng lưới các nhà đầu tư ở giai đoạn ươm mầm sẽ giúp thúc đẩy các bạn đi xa hơn”, bà Thảo cho biết.

Bên cạnh đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp, CEO Logivan còn cho rằng tiếng Anh cần được xem là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam để các nhà khởi nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn với các nhà đầu tư ngoại.

Vị CEO này lý giải, một trong những lý do khiến các startup của Việt Nam gặp khó trong vấn đề gọi vốn chính là tiếng Anh. Khi các nhà đầu tư lớn trên thế giới đang rất cởi mở với đổi mới sáng tạo thì việc tuột mất cơ hội do không trình bày được ý tưởng của mình cũng như giao tiếp với họ sẽ là một điều đáng tiếc đối với các bạn trẻ Việt hiện nay.

Dù vậy, đại diện các trường cũng nhận định là không thể kỳ vọng có được ngay những ý tưởng khởi nghiệp đáp ứng được yêu cầu xã hội bởi tạo các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới là một chuyện, thương mại hoá các sản phẩm này lại là một câu chuyện khác.

 

Bài toán của khởi nghiệp Việt Nam chưa phải là gọi vốn triệu đô

Bài toán của khởi nghiệp Việt Nam chưa phải là gọi vốn triệu đô

Khởi nghiệp -  5 năm
Có thể kêu gọi được những dòng tiền đầu tiên đối với các startup Việt hiện nay có lẽ cũng đã là một dấu hiệu đáng mừng khi các nhà đầu tư thiên thần vẫn còn khá e dè trong đầu tư công nghệ mới.
Bài toán của khởi nghiệp Việt Nam chưa phải là gọi vốn triệu đô

Bài toán của khởi nghiệp Việt Nam chưa phải là gọi vốn triệu đô

Khởi nghiệp -  5 năm
Có thể kêu gọi được những dòng tiền đầu tiên đối với các startup Việt hiện nay có lẽ cũng đã là một dấu hiệu đáng mừng khi các nhà đầu tư thiên thần vẫn còn khá e dè trong đầu tư công nghệ mới.
Nguồn vốn là rào cản lớn nhất với startup Việt Nam trong cả thập kỉ qua

Nguồn vốn là rào cản lớn nhất với startup Việt Nam trong cả thập kỉ qua

Khởi nghiệp -  5 năm

Ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki nhận định, khó khăn khi startup Việt Nam gọi vốn là nhà đầu tư đều đặt câu hỏi về lợi nhuận, làm sao thoái vốn thành công, nhất là với một thị trường công ty lên sàn rất khó khăn.

Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á

Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á

Khởi nghiệp -  5 năm

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư khắp châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Thái Lan.

'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

Khởi nghiệp -  5 năm

Mỗi giai đoạn trong khởi nghiệp lại mang một ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp và cùng với đó là những khó khăn cần giải quyết nhằm đạt được tăng trưởng.

Khởi nghiệp muốn thành công phải kiên trì sáng tạo đến cùng

Khởi nghiệp muốn thành công phải kiên trì sáng tạo đến cùng

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Rất nhiều người nói về sáng tạo, nhưng ít ai dám mạo hiểm với những gì đang có để theo đuổi sáng tạo đến cùng. Đó là lý do tại sao ý tưởng sáng tạo không phải là vấn đề, mà biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực mới là điều khó khăn và là chìa khóa dẫn đến thành công.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  14 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  17 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?