Khởi nghiệp

Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á

Quỳnh Như Thứ năm, 02/05/2019 - 10:52

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư khắp châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Thái Lan.

Ông Kyounghwan Kim – Phó chủ tịch Quỹ đầu tư SGI

Việt Nam không dấu giếm ý định trở thành một quốc gia khởi nghiệp, một đối trọng của Singapore tại châu Á. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, khởi nghiệp ở Việt Nam mới chỉ có lượng chứ chưa có chất, chỉ khoảng 3 - 5% doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có thể sống sót hoặc lớn mạnh. 

Trong vài năm gần đây, với nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp được Chính phủ đưa ra, bức tranh khởi nghiệp của Việt Nam đã trở nên đầy triển vọng hơn trong mắt các nhà đầu tư ở châu Á.

SmileGates – SGI, một trong những quỹ đầu tư tư nhân – mạo hiểm lớn nhất Hàn Quốc, với tổng tài sản tích lũy khoảng 1,2 tỷ USD và đang đầu tư vào khoảng 170 công ty, vừa ra mắt một quỹ đầu tư chuyên dành cho các startup Việt Nam với tên gọi “SmileGates Vietnam Kairos Fund #1”.

Ngoài việc rót tiền nuôi dưỡng các startup triển vọng của Việt Nam, SGI còn đóng vai trò cầu nối để kết nối các startup Việt với 170 công ty trong danh mục đầu tư của họ trên khắp thế giới và ngược lại. Tùy vào tình hình hoạt động của quỹ này, SGI có thể mở thêm một trung tâm ươm mầm khởi nghiệp tại Việt Nam.

Phó chủ tịch SGI Kyounghwan Kim cho biết, không phải tới bây giờ SGI mới chú ý tới thị trường khởi nghiệp Việt Nam, cách đây 12 năm họ đã thử tiếp cận nhưng thất bại. Năm 2007, SGI đã đến Việt Nam với mục đích thành lập 1 quỹ đầu tư mạo hiểm ở đây, tuy nhiên họ đã không thuyết phục được bản thân lẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc tin vào khả năng sinh lời của thị trường startup Việt thời điểm đó nên đã rời đi.

Năm ngoái, sau khi điều nghiên thị trường Việt Nam lần nữa, SGI đã quyết định “hồi sinh” kế hoạch cách đây 12 năm và sau nửa năm chuẩn bị, họ đã thành công khi cho ra đời quỹ “SmileGates Vietnam Kairos Fund #1”. Ông Kyounghwan Kim cho rằng, đây mới là thời điểm chín muồi để đầu tư vào thị trường startup Việt Nam, lần đầu có vẻ họ đã quá vội vàng.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã có 1 bước nhảy vọt về mặt phát triển kinh tế, tổng GDP từ 77,4 tỷ USD tăng lên 238 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài năm 2018 gấp 3 lần 2007, từ 6,7 tỷ USD lên 19,1 tỷ USD. Những thành tựu này có sự đóng góp rất lớn của giới startup bởi đây là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng bền vững của một đất nước. Điều này đã được minh chứng rõ ở nhiều nước phát triển, một số startup chính là trụ cột của nền kinh tế.

“Mỗi một công ty khởi nghiệp tôi gặp ở Việt Nam đều tự tin về sự tăng trưởng của nền kinh tế hay của chính công ty họ, động lực này giúp họ có nhiều đam mê hơn để không ngừng khám phá và sáng tạo ra những công nghệ, mô hình kinh doanh hiệu quả”, ông Kyounghwan Kim khẳng định.

Cũng theo tiết lộ từ ông Kim, không chỉ SGI, Chính phủ Hàn Quốc cũng đánh giá rất cao thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam.

Cuối tháng 5 này, Trung tâm Hợp tác công nghệ thông tin Hàn Quốc (KICC) trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ Hàn Quốc sẽ khai trương văn phòng tại TP. HCM.

Theo đó, Việt Nam là đất nước duy nhất mà KICC đặt tới 2 văn phòng đại diện (văn phòng còn lại ở Hà Nội). Ngoài Việt Nam, KICC có 4 văn phòng đại diện nữa tại Silicon Valley (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Singapore.

KICC TP. HCM có nghĩa vụ hỗ trợ các startup Hàn Quốc vào hoạt động tại TP. HCM, thúc đẩy ngành công nghiệp ICT của Việt Nam lẫn Hàn Quốc cũng như trở thành cầu nối giữa giới startup Hàn – Việt.

Dù văn phòng chưa chính thức ra mắt nhưng theo ông Junam Lee – Giám đốc KICC TP. HCM, hiện đã có 6 startup công nghệ Hàn Quốc xin gia nhập vườn ươm khởi nghiệp của họ. Các startup của Hàn Quốc rất hào hứng với tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Startup Việt đang là “miếng mồi ngon” trong mắt các nhà đầu tư châu Á
Ông Junam Lee – Giám đốc KICC TP. HCM

Ở chiều ngược lại, ông Junam Lee cũng tin rằng, các startup Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge (Thử thách startup Hàn Quốc) để được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thâm nhập thị trường này.

K-Startup Grand Challenge là chương trình đưa các công ty startup xuất sắc ở nước ngoài đến Hàn Quốc, tạo điều kiện để họ lập nghiệp tại đây, nhằm biến Hàn Quốc trở thành một trung tâm khởi nghiệp mới. Cho tới năm 2019, K-Startup Grand Challenge đã thu hút 5.724 startup trên toàn thế giới tham dự, trợ giúp 64 startup đến hoạt động tại Hàn Quốc và nhận được tổng cộng 85 triệu USD tiền đầu tư.

Ngoài Hàn Quốc, người Thái cũng rất xem trọng thị trường startup giàu tiềm năng của Việt Nam. Bằng chứng là Kbank, một trong những ngân hàng lớn của Thái Lan và châu Á cũng vừa mở chi nhánh đầu tiên tại TP. HCM.

Năm ngoái, Kbank đã lập Công ty đầu tư Kasikorn Vision với tổng vốn lên đến 245 triệu USD, đồng thời thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo – đổi mới trên khắp thế giới và Việt Nam là một trong những địa điểm chiến lược của họ.

“Kbank thấy rất nhiều tiềm năng ở thị trường khởi nghiệp Việt Nam, thế nên, ngoài việc mở chi nhánh tại đây, chúng tôi cũng mong muốn mở rộng hợp tác với các công ty trong nước về lĩnh vực kỹ thuật số, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm và chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng số. Chúng tôi xem các startup Việt Nam là đối tác tiềm năng để hợp tác, hai bên cùng có lợi”, bà Chyi Lee – Phó chủ tịch thứ nhất kiêm Trưởng ban Thông tin chiến lược kinh doanh thế giới của Kbank cho biết.

Với bà Chyi Lee, Việt Nam đang nổi lên như một trong những trung tâm khởi nghiệp năng động nhất trong khu vực và trên thế giới, có 3.000 công ty khởi nghiệp và hệ sinh thái đang trên đà phát triển. Trong tất cả, công nghệ tài chính – fintech chính là lĩnh vực mà Kbank quan tâm nhất đang phát triển nhanh chóng với nhiều khả năng mở rộng. Trong 2 năm qua, 120 triệu USD tiền đầu tư nước ngoài đã đổ vào lĩnh vực fintech của Việt Nam và Kbank dự đoán, giá trị thị trường này sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD vào năm 2020.

Cũng theo bà Chyi Lee, sở dĩ các startup Việt về fintech nói riêng và công nghệ nói chung tăng trưởng nhanh như thế là nhờ họ có một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, với các nguồn lực cấp tiến xung quanh các chính sách của chính phủ, tài năng công nghệ nội địa và vốn đầu tư trong nước – quốc tế.

'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

Khởi nghiệp -  5 năm
Mỗi giai đoạn trong khởi nghiệp lại mang một ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp và cùng với đó là những khó khăn cần giải quyết nhằm đạt được tăng trưởng.
'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'

Khởi nghiệp -  5 năm
Mỗi giai đoạn trong khởi nghiệp lại mang một ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp và cùng với đó là những khó khăn cần giải quyết nhằm đạt được tăng trưởng.
Dù từng làm sếp lớn, khởi nghiệp vẫn sai như thường

Dù từng làm sếp lớn, khởi nghiệp vẫn sai như thường

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Cựu Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Tập đoàn Kinh Đô mang 25 năm kinh nghiệm thương trường của mình ra để gây dựng công ty khởi nghiệp nhưng vẫn không tránh khỏi sai lầm.

Người 'ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng' của làng khởi nghiệp

Người 'ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng' của làng khởi nghiệp

Leader talk -  5 năm

Là người sáng lập của nhóm khởi nghiệp gần 70.000 thành viên - cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp tích cực nhất, chàng trai Trần Hiếu tự nhận lại cho mình niềm vui mang tên sự yêu mến của mọi người.

Chủ tịch VCCI: Cứ 3 thanh niên Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp

Chủ tịch VCCI: Cứ 3 thanh niên Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  5 năm

Phát biểu tại Festival Khởi nghiệp 2019 diễn ra ở Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho rằng, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam hiện đang rất cao, khoảng 75% người trưởng thành ở Việt Nam có ước mơ trở thành doanh nghiệp.

Thúc đẩy nguồn lực tư nhân trong một quốc gia khởi nghiệp

Thúc đẩy nguồn lực tư nhân trong một quốc gia khởi nghiệp

Doanh nghiệp -  5 năm

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air đề xuất Chính phủ cần có cơ chế, chính sách để khai thác tốt nguồn lực tư nhân cho phát triển kinh tế.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  16 phút

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  23 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 ngày

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.