Tiêu điểm
Đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn
Một số doanh nghiệp lớn có đủ năng lực vốn, công nghệ, quy trình quản trị, cần đảm nhận những nhiệm vụ lớn, dẫn dắt tiến trình phát triển đất nước.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, sau gần 40 năm thực hiện Đổi mới, tính đến nay Việt Nam có khoảng hơn 930 nghìn doanh nghiệp, hơn 14 nghìn hợp tác xã và 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động.
Khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng, đóng góp 46% GDP, 30% nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho 85% lực lượng lao động. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn đã tích lũy đủ năng lực vốn, công nghệ và quản trị doanh nghiệp, xây dựng được thương hiệu trong khu vực và thế giới, trở thành động lực của nền kinh tế như Vingroup, Thaco, Hòa Phát...
“Đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói tại Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sáng 21/9.
Theo Bộ trưởng, đất nước đang ở trong giai đoạn rất quan trọng, trước những thay đổi lớn của thế giới, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới cũng như thay đổi về chính sách, chiến lược của các nền kinh tế lớn, tạo ra những xu thế mới của thương mại và đầu tư toàn cầu.
Trong bối cảnh thách thức đan xen cơ hội, Việt Nam đặt ra định hướng cho đất nước, không chỉ là khát vọng tăng trưởng kinh tế, nâng mức thu nhập trung bình mà còn gắn với giá trị bền vững cho môi trường và xã hội.
Muốn thực hiện được mục tiêu, định hướng đó, cần phải dồn lực đầu tư phát triển, tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong, qua đó đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Bối cảnh nền kinh tế cùng định hướng của đất nước đặt lên vai doanh nghiệp những nhiệm vụ lớn. Theo Bộ trưởng, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư xây dựng những mô hình kinh tế mới, đồng thời đóng góp tích cực vào những dự án mang tính then chốt, tạo năng lực cạnh tranh quốc gia như đường cao tốc, đường sắt đô thị, hệ thống năng lượng tái tạo.
Đặt câu hỏi “doanh nghiệp lớn có mạnh dạn đăng ký thực hiện nhiệm vụ nào hay không”, song vị tư lệnh ngành Kế hoạch và đầu tư cũng trăn trở, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp sẽ đi kèm với những cơ chế, hỗ trợ nguồn lực như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, các bộ, ngành cần tập trung giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh những biến động khó lường vẫn chưa đi đến hồi kết.
Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi cho doanh nghiệp được công bằng trong tiếp cận nguồn lực, chính sách hỗ trợ, tập trung triển khai những dự án quy mô lớn, công nghệ cao.
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng nhấn mạnh việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay các cơ chế, chính sách, quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
Đồng thời, các bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp lớn. Lực lượng doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò tiên phong trong một số ngành quan trọng, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Bộ Kế hoạch và đầu tư hỗ trợ xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Giữ vững niềm tin và khát vọng
Bước vào giai đoạn khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp giữ vững niềm tin, bản lĩnh của doanh nhân Việt để vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.
‘Vòng kim cô’ khiến doanh nghiệp tư nhân chậm lớn
Nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành bài bản, nhưng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách dài hạn, theo đại diện doanh nghiệp.
Bản lĩnh doanh nhân dân tộc thời đại mới
Ba động lực quan trọng để các doanh nhân dân tộc dám làm những việc phi thường, tạo sức mạnh nội sinh để xây dựng một đất nước hùng cường.
Masan vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
GSM tung chính sách hỗ trợ mua xe với lãi suất 5,5% cho tài xế
GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.
TTC AgriS sắp đại hội đồng cổ đông bất thường
TTC AgriS dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 1/2025 tại trụ sở ở Tây Ninh.
SeABank cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng khả năng tiếp cận vốn cuối năm
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.
Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội
Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu
Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...
Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn
Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.