Đẩy nhanh tiến độ di dời trụ sở các bộ ngành về Tây Hồ Tây và Mễ Trì

Minh Anh Thứ sáu, 20/10/2017 - 14:23

Phó thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện thẩm định và trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/10 tới.

Hiện chưa có bộ ngành nào chuyển về Khu Tây Hồ Tây

Đẩy nhanh tiến độ di dời

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030. 

Theo đó, Thủ tướng đánh giá việc sắp xếp lại cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó có việc di dời trụ sở của một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương hiện nay là rất cần thiết. Đến nay, Bộ Xây dựng đã bố trí sắp xếp được các vị trí và đề xuất danh mục trụ sở của các cơ quan cần di dời.

Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch 2 khu vực để di dời trụ sở của một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Đồ án quy hoạch của Bộ Xây dựng đã nêu rõ sự cần thiết và yêu cầu khi thực hiện di dời trụ sở các cơ quan; vị trí di dời, mô hình bố trí công trình, các giải pháp đầu tư. Phương án đề xuất nêu trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đồ án.

Để tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch trên, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương các đoàn thể tổ chức rà soát hiện trạng việc sử dụng trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội của các cơ quan, bao gồm trụ sở làm việc chính và trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực thuộc làm căn cứ xem xét, tính toán tổng thể về nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, đề xuất phương án chung về sử dụng các cơ sở nhà, đất do các cơ quan đang quản lý, sử dụng.

Tổng hợp nhu cầu về di dời trụ sở của các cơ quan; trên cơ sở đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và đơn vị tư vấn phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát kỹ lưỡng và phân loại việc di dời theo mức độ cấp thiết và theo giai đoạn di dời - thực hiện di dời ngay, di dời theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn…

Đề xuất phương án cụ thể việc sử dụng diện tích đất tại các vị trí cũ sau khi các cơ quan di dời đến vị trí mới; đề xuất xây dựng quy hoạch đối với các khu đất tại vị trí cũ để có cơ sở xây dựng phương án huy động tài chính từ quỹ đất sau khi di dời.

Khu vực quy hoạch trụ sở mới phải được kết nối thuận lợi với khu trung tâm các cơ quan của Đảng, Nhà nước để đảm bảo sự phù hợp trong hoạt động, sử dụng và giao dịch; kết nối hạ tầng, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị văn minh, hiện đại, có quy mô phù hợp và tiết kiệm. Nghiên cứu bố trí quỹ đất dự trữ phát triển, thiết kế công trình theo tiêu chí kiến trúc xanh, đáp ứng điều kiện về môi trường.

Trên cơ sở thực hiện các nội dung công trên, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện các bước lập, thẩm định và trình phê duyệt đồ án quy hoạch theo quy định, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/10 tới.

Vẫn "dậm chân tại chỗ"!

Được biết, theo quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội (đã được điều chỉnh) đến năm 2030, khu trụ sở bộ, ngành Trung ương sẽ tập trung tại khu trung tâm Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì.

Theo đó, khu trụ sở bộ ngành tại Tây Hồ Tây rộng 20 ha, gồm 5 bộ ngành thuộc khối kinh tế là Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng với bình quân 2 - 3,5 ha/cơ quan. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 8.500 tỷ.

7 bộ ngành đã và đang thực hiện xây dựng ở vị trí mới gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Khoa học và công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.

16 cơ quan sẽ giữ nguyên vị trí hiện tại là Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, VTV, VOV, Tổng liên đoàn lao động...

Bắt đầu khởi động từ năm 2012, đến nay việc di dời trụ sở các bộ, ngành Trung ương trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Thậm chí, nhiều Bộ đã có trụ sở mới nhưng vẫn “bám” đất vàng.

Liên quan đến việc di dời trụ sở, theo báo cáo của Ban Đô thị Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mới đây cho biết, không ít cơ quan đơn vị đã thực hiện di dời nhưng quỹ đất sau di dời được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Phần lớn trong số các cơ quan này vẫn giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý.

Đơn cử, Trụ sở mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển về phố Tôn Thất Thuyết nhưng trụ sở cũ ở 83 Nguyễn Chí Thanh vẫn được Bộ này sử dụng.

Cùng được chuyển về phố Tôn Thất Thuyết còn có Bộ Nội Vụ nhưng khu đất trụ sở cũ tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng vẫn được Bộ này tiếp tục giữ và đến tháng 5/2017 mới được chuyển giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bộ Xây dựng cũng có tên trong danh sách phải di dời khỏi nội đô tới khu Tây Hồ Tây, tuy nhiên, hiện chưa thấy bộ này triển khai xây dựng trụ sở mới.

Trong khi đó, theo Quyết định số 130/QĐ-TTg nêu rõ, việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm quá tải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Ôm nhiều 'đất vàng' nhưng cổ phần hóa thì teo tóp

Ôm nhiều 'đất vàng' nhưng cổ phần hóa thì teo tóp

Bất động sản -  7 năm

Sở hữu những khu đất “vàng” rộng lớn nằm ngay giữa Hà Nội, nhưng khi cổ phần hóa, không phải tính giá trị lợi thế đất đai vào trị giá doanh nghiệp nên vốn điều lệ rất ít. Trong khi đó, mục đích chính của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là liên kết, bắt tay với các đối tác bên ngoài để thực hiện những dự án bất động sản, còn quyền lợi người lao động bị đánh bật.

HoREA hiến kế tránh thất thu ngân sách khi chuyển đổi 'đất vàng'

HoREA hiến kế tránh thất thu ngân sách khi chuyển đổi "đất vàng"

Bất động sản -  7 năm

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cần có giải pháp xử lý phù hợp để vừa đảm bảo quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật vừa xác định giá đất sát giá thị trường, không làm thất thu ngân sách nhà nước.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  1 giờ

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  1 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  1 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  2 ngày

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  2 ngày

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  1 giờ

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  8 giờ

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  8 giờ

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  1 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.