Nghịch lý thị trường biệt thự, nhà phố Hà Nội: Chỗ cháy hàng, chỗ ế chỏng chơ
Có những căn biệt thự hét giá vài chục tỷ vẫn được săn đón, trong khi một số dự án giá giảm sâu mà vẫn không có khách ngó ngàng tới.
Sở hữu những khu đất “vàng” rộng lớn nằm ngay giữa Hà Nội, nhưng khi cổ phần hóa, không phải tính giá trị lợi thế đất đai vào trị giá doanh nghiệp nên vốn điều lệ rất ít. Trong khi đó, mục đích chính của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là liên kết, bắt tay với các đối tác bên ngoài để thực hiện những dự án bất động sản, còn quyền lợi người lao động bị đánh bật.
Nhiều đất “vàng” nhưng cổ phần hóa thì teo tóp
Việc Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) sở hữu 65% cổ phần của Hãng phim truyện Việt Nam, nơi nắm giữ nhiều lô đất “vàng” tại Hà Nội và TP. HCM ước tính giá trị thị trường lên tới hàng nghìn tỷ đồng gây xôn xao dư luận vừa qua, là chiêu thức lâu nay được nhiều đại gia áp dụng thâu tóm đất “vàng” khi cổ phần hóa.
Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam (Vinasport), doanh nghiệp duy nhất của ngành thể thao sản xuất, kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ thể thao được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phê duyệt phương án cổ phần hóa năm 2007.
Sở hữu nhiều khu đất “vàng” giữa Hà Nội như: số 4 Hàng Cháo; 18 Lý Văn Phức; 181 Nguyễn Huy Tưởng; khu đất Cầu Diễn…, thế nhưng khi cổ phần hóa vốn điều lệ của doanh nghiệp này vỏn vẹn chỉ 12,5 tỷ đồng. Trong khi giá trị lợi thế đất đai của doanh nghiệp là 2 khu đất “vàng” tại 181 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) rộng trên 16.000 m2 và khu đất 4.500m2 tại Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) không được đưa vào giá trị doanh nghiệp.
Điều đáng nói sau khi cổ phần hóa, Vinasport đã “bắt tay” với đối tác bên ngoài để chuyển đổi các khu đất “vàng” trên thành những khu chung cư cao tầng thương mại để bán. Vinasport đã “bắt tay” dưới hình thức hợp tác phân chia lợi nhuận với Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (INTRACOM) để xây dựng khu chung cư hỗn hợp INTRACOM 2 trên khu đất 4.500m2 tại Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm).
Tiếp đến, năm 2009 “bắt tay” với Công ty Megastar để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phức hợp chung cư cao tầng tại khu đất 181 Nguyễn Huy Tưởng (với dự kiến 9 tòa chung cư cao 30 tầng-PV). Sau khi bị yêu cầu dừng triển khai các dự án tại khu đất ở 181 Nguyễn Huy Tưởng, mới đây lãnh đạo Vinasport đã cho phá toàn bộ khu xưởng sản xuất, khu điều hành và chuyển hết công nhân ra khu công nghiệp Thanh Oai để lấy 16.000 m2 tại 181 Nguyễn Huy Tưởng cho đối tác bên ngoài thuê với giá rẻ mạt.
Năm 2015, Vinasport đã cho Công ty CP HBI thuê phần nhà xưởng và cơ sở hạ tầng trên diện tích đất 11.650m2 tại 181 Nguyễn Huy Tưởng để HBI làm khu nhà mẫu cho dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng) với giá thuê chỉ 1.667 đồng/m2, tức chưa bằng giá của 1 cốc trà đá vỉa hè (khoảng 240 triệu đồng/năm).
Cách khu đất 181 Nguyễn Huy Tưởng không xa, Công ty CP Dệt Mùa Đông, tiền thân là Công ty Dệt len Mùa Đông (thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội trước đây-PV) có lợi thế khi sở hữu khu đất “vàng” mặt phố 47 Nguyễn Tuân với diện tích 22.600m2. Không cần chờ đến khi được cổ phần hóa, năm 2004, Ban giám đốc công ty này đã có văn bản đề nghị thành phố xin chuyển mục đích sử dụng khu đất tại 47 Nguyễn Tuân sang xây dựng khu dịch vụ, nhà chung cư dưới danh nghĩa thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.
Năm 2006, UBND TP. Hà Nội có quyết định chuyển đơn vị này từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần 100% vốn cổ đông. Khi tiến hành cổ phần hóa, Công ty Dệt len Mùa Đông không phải tính trị giá lợi thế đất “vàng” trên vào trị giá doanh nghiệp nên vốn điều lệ của công ty chỉ có 15 tỷ đồng. “Việc định giá cổ phần 15 tỷ đồng bao gồm máy móc, nhà xưởng trên đất…, chứ không định giá khu đất 47 Nguyễn Tuân, vì đây là đất thuê trả tiền hàng năm cho thành phố”, đại diện công ty lý giải.
Đất “vàng” giá bèo, người lao động bị đánh bật
Điểm chung của những doanh nghiệp này là sản xuất èo ọt, thậm chí thua lỗ nhưng có quỹ đất lớn và đây là mục tiêu chính của các cổ đông chiến lược khi thâu tóm cổ phần hóa. Trở lại Công ty Dệt len Mùa Đông, sau nhiều năm cổ phần hóa, nhiều lần tăng vốn điều lệ nhưng doanh nghiệp này chỉ đạt được số vốn 35 tỷ đồng, trong khi doanh thu mỗi năm vào khoảng 40 tỷ đồng. “Hằng năm, riêng tiền thuế thuê đất doanh nghiệp phải trả cho khu đất 47 Nguyễn Tuân là 3,5 tỷ đồng, nhưng từ năm 2011 tiền thuê theo giá mới lên tới 7,8 tỷ đồng. Trong khi hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ cũng khó khăn, nên công ty phải di dời nhà máy và liên kết làm dự án bất động sản theo hình thức hợp tác phân chia lợi nhuận. Đây là quyền lợi của cổ đông không liên quan gì đến cán bộ công nhân viên”, đại diện công ty này cho biết.
Ngày 25/10/2010, UBND TP. Hà Nội có quyết định việc thu hồi 22.602m2 của công ty giao cho Công ty CP Bất động sản Mùa Đông-VID (trong đó Công ty CP Dệt Mùa Đông sáng lập-PV), để thực hiện dự án xây dựng Tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng để bán. Tại đây đã và đang xây dựng toà nhà cao 35 tầng trên khu đất “vàng” 47 Nguyễn Tuân mang tên GoldSeason. Trong khi hàng trăm công nhân, cán bộ nhân viên gắn bó bao năm với doanh nghiệp, người thì phải nghỉ việc, người phải đi làm xa với đồng lương thấp.
Đối với Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport), dù đã được cổ phần hóa 10 năm, nhưng điều đáng nói từ năm 2014 đến nay các cổ đông không nhận một đồng cổ tức nào của doanh nghiệp này nhưng họ vẫn “vui vẻ”. “Khi cổ phần hóa, Nhà nước vẫn chiếm 51,3%, còn các cổ đông khi họ tham gia không phải để trông vào việc chia cổ tức mà tất cả đang nhắm vào các khu đất, đặc biệt khu đất “vàng” rộng hơn 1,6ha của doanh nghiệp tại 181 Nguyễn Huy Tưởng mà thôi”, vị cán bộ Vinasport nói.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường, việc xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần hóa hiện nay đang có nhiều kẽ hở nên nhiều đại gia tìm cách thâu tóm đất “vàng” một cách gọn ghẽ. “Dù các khu đất này dưới hình thức doanh nghiệp sở hữu theo kiểu ký hợp đồng thuê đất hàng năm nhưng khi cổ phần hóa phải tính giá trị lợi thế đất đai vào trị giá doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện chúng ta vẫn định giá những tài sản vô hình như lợi thế cạnh tranh, những tài sản mang tính sở hữu trí tuệ, sở hữu thông tin kể cả quyền sử dụng đất thuê…không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về định giá hay theo thực tế của thị trường. Và đó chính là lý do hàng chục nhà máy, xí nghiệp với những khu đất đắc địa có giá trị lớn sau vài năm cổ phần hóa đã nhường chỗ cho các dự án chung cư cao tầng, còn các đại gia thì thâu tóm được đất vàng”, ông Võ phân tích.
Có những căn biệt thự hét giá vài chục tỷ vẫn được săn đón, trong khi một số dự án giá giảm sâu mà vẫn không có khách ngó ngàng tới.
Theo Tổng giám đốc GIBC Phạm Phú Trường, bỏ 2 tỷ USD đầu tư casino trong môi trường cơ sở hạ tầng du lịch chưa có như Việt Nam, sẽ có rủi ro.
Trong khi giới đầu tư và nhiều chính quyền địa phương đang háo hức với kế hoạch xây dựng casino, những thách thức phía trước không phải là nhỏ khi kinh doanh casino dù được xem là ngành kinh doanh hút tiền nhưng thực sự không “dễ ăn”.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.