Diễn đàn quản trị
Để quản trị doanh nghiệp Việt ngang tầm quốc tế
Việc kết hợp một cách hài hoà giữa trí tuệ Việt và kinh nghiệm toàn cầu đã giúp Deloitte Private tạo nên sức mạnh tổng hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp soi chiếu và nâng cao năng lực quản trị của chính mình trên con đường trở thành doanh nghiệp được quản trị tốt nhất (Best Managed Companies), ngang tầm quốc tế.
Với hơn 20 năm sinh sống và làm việc tại Nga cộng với kinh nghiệm trực tiếp quản lý tại một số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, ông Phạm Đình Huỳnh, vẫn luôn nuôi trong mình mong muốn có cơ hội đồng hành cùng các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, để khẳng định trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.
Tinh thần đó được ông Huỳnh mang theo trong lần trở lại Deloitte với vị trí Giám đốc Dịch vụ doanh nghiệp tư nhân (Deloitte Private). Đây là khối dịch vụ của Deloitte Việt Nam ra mắt vào đầu năm 2021, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn được thiết kế chuyên biệt cho các doanh nghiệp tư nhân bao gồm quản lý tài sản, tư vấn tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình kinh doanh, thiết kế và quản lý văn phòng gia đình, bên cạnh các dịch vụ chuyên môn của Deloitte toàn cầu như tư vấn tài chính, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn thuế & pháp lý, kiểm toán và đảm bảo.
“Mục tiêu của Deloitte Private là mang các kiến thức tốt nhất mà Deloitte có được để chia sẻ với các doanh nghiệp tư nhân trên hành trình phát triển và trường tồn”, ông Huỳnh cho biết.

Cũng với mục tiêu đó, khi ra mắt Deloitte Private, chương trình Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất (Best Managed Companies) chính thức được khởi động năm đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình cung cấp một nền tảng để lãnh đạo của các doanh nghiệp có thể tự đánh giá và đối sánh với những doanh nghiệp tư nhân tốt nhất trên thế giới.
Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc phụ trách Deloitte Private cho biết, sau gần 180 năm, Deloitte đã có rất nhiều kinh nghiệm phục vụ các doanh nghiệp lớn trên thế giới, trong đó có gần 90% doanh nghiệp trong danh sách 500 công ty hàng đầu trên thế giới (Fortune Global 500) và hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân lớn khác.
Từ những kinh nghiệm đó, Deloitte Private đã đúc rút ra công thức thành công chung của các doanh nghiệp này, từ đó xây dựng lên bộ tiêu chí của chương trình đến nay đã triển khai tại Việt Nam được hai năm.
Theo ông Minh, các doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp được quản trị tốt nhất phải trải qua một quá trình “khám sức khoẻ” và đánh giá độc lập, nghiêm ngặt của hội đồng giám khảo là các chuyên gia kinh tế uy tín của Việt Nam về các kỹ năng và thực tiễn quản lý; trên bốn khía cạnh: chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sự đổi mới, văn hóa doanh nghiệp, quản trị công ty và tài chính.
%20(2).jpg)
Cụ thể, trụ cột về chiến lược kinh doanh sẽ đánh giá liệu doanh nghiệp có phương pháp luận để phát triển chiến lược kinh doanh thể hiện trong mối quan hệ với các bên liên quan; có đủ khả năng và các công cụ để thực thi chiến lược, và truyền đạt rõ ràng và nhất quán đến tất cả cấp trong tổ chức.
Về năng lực cạnh tranh và sự đổi mới, doanh nghiệp được quản trị tốt nhất phải biết vận dụng và phát triển được các năng lực cạnh tranh và nguồn lực giá trị; có định hướng triển khai; tập trung vào năng suất và đổi mới; và có tư duy chiến lược trong việc tuyển dụng nhân sự để thực thi chiến lược kinh doanh của mình.
Về văn hóa doanh nghiệp và cam kết, doanh nghiệp phải tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp và giá trị trường tồn; tích cực phát triển nhân viên và đội ngũ lãnh đạo; xây dựng một hệ thống phúc lợi toàn diện; tạo nên nền văn hóa hòa nhập; và thường xuyên chú trọng giải quyết các vấn đề nội bộ.
Còn về quản trị công ty và tài chính, doanh nghiệp cần biết thiết lập hệ thống quản trị công ty bền vững; sử dụng bộ chỉ số đo lường hiệu quả (KPIs) để quản lý quá trình; duy trì bảng cân đối kế toán mạnh khỏe; và áp dụng các phương pháp quản trị tài chính cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, cải thiện tỷ suất lợi nhuận hoạt động và tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
Không chỉ dừng lại ở danh hiệu, ông Minh cho biết, các doanh nghiệp, bao gồm cả nhiều đơn vị chưa tham gia chương trình, đã lựa chọn bốn trụ cột như tấm gương soi chiếu năng lực của doanh nghiệp. Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng sử dụng quy trình này để không ngừng cải thiện các chiến lược, giúp xây dựng các kế hoạch nhằm tối ưu hóa nguồn lực và tăng trưởng.
“Triển khai chương trình doanh nghiệp được quản trị tốt nhất tại Việt Nam, chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp có khát khao học hỏi và mong muốn nâng cao năng lực quản trị ngang tầm quốc tế”, ông Minh cho biết.

Việc kết hợp một cách hài hoà giữa trí tuệ Việt và kinh nghiệm của quốc tế đã giúp Deloitte Private tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp các doanh nghiệp soi chiếu và nâng cao năng lực quản trị của chính mình trên con đường trở thành doanh nghiệp được quản trị tốt nhất, ngang tầm quốc tế.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là hai trong số những người được Deloitte Private mời làm thành viên hội đồng giám khảo của chương trình trong hai năm qua.
Ông Hiếu đánh giá, chương trình mang lại cách tiếp cận không phải mới, nhưng rất hiệu quả - dựa trên bằng chứng thực tế. Đấy là cách tiếp cận phù hợp với những người làm chính sách cũng như những doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh.
Làm việc ở Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI) suốt 37 năm liên tục, cũng từng là thành viên tổ tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, bà Phạm Chi Lan dành trọn sự nghiệp của mình để cống hiến cho sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam. Kể cả khi đã về hưu cách đây 20 năm, cho đến hiện tại, bà vẫn chưa bao giờ ngừng theo đuổi những nỗ lực để đóng góp và cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực quản trị để phát triển mạnh mẽ và trường tồn.
“Tất nhiên, khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng có nhiều điều cần cải thiện, nhưng tôi luôn đặc biệt quan tâm đến sự ra đời và phát triển, cũng như một môi trường bình đẳng cho khu vực tư nhân tại Việt Nam”, bà Lan chia sẻ.
Bà cho rằng, việc đưa chương trình Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất vào Việt Nam không chỉ giúp doanh nghiệp nhận thức và cố gắng xây dựng hệ thống quản trị tốt, mà còn giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt hiểu thêm các vấn đề về quản trị, từ đó đạt được những chuẩn mực quản trị tốt hơn.
Chia sẻ về kế hoạch dài hạn, ông Minh cho biết, trung thành với giá trị mà Deloitte đã đặt ra từ những ngày đầu thành lập là “Make an impact that matters - Kiến tạo những giá trị ảnh hưởng tích cực”, Deloitte sẽ không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ từng doanh nghiệp cụ thể nâng cao năng lực quản trị mà xa hơn là hỗ trợ Nhà nước đưa ra các thông lệ tốt nhất (best practices) để các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân nâng cao năng lực và khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò của mình.
“Chúng tôi cũng đang đặt ra tham vọng xuất bản cuốn sách trắng (whitepaper) như một cẩm nang về quản trị được đúc kết từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp được quản trị tốt nhất. Câu chuyện doanh nghiệp ra nước ngoài là thứ đang diễn ra và họ không thể đi một mình, họ cần đi cùng cả nền kinh tế”, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam chia sẻ.
4 doanh nghiệp quản trị tốt nhất Việt Nam có gì?
Nhìn vào báo cáo tài chính quý III, ngân hàng nào đang quản trị tốt?
Luôn nằm trong Top những ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng cao về mọi chỉ tiêu đặc biệt là về chất lượng tài sản, tỉ lệ an toàn vốn, với kết quả kinh doanh và các chỉ số hoạt động nổi trội trong báo cáo tài chính quý III/2022, tăng 35% so với cùng kỳ, TPBank tiếp tục khẳng định sự vững mạnh, ổn định của TPBank, xứng đáng là một trong những công ty niêm yết tốt nhất, Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín.
15 năm hành trình “Vì một nền quản trị tốt hơn”
Chiều ngày 15/7/ 2022, Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và toạ đàm “Thách thức quản trị trong giai đoạn 2020-2025”. Buổi lễ đã ghi đậm dấu ấn của một VACD bền bỉ, kiên trì, cống hiến cho sự phát triển nền quản trị của các doanh nghiệp nước nhà.
Quản trị tốt giúp doanh nghiệp vượt khủng hoảng
Một hệ thống quản trị công ty tốt sẽ cho phép công ty lập kế hoạch đối phó với khủng hoảng một cách hiệu quả, xác định và truyền đạt được vai trò và trách nhiệm một cách rõ ràng, cũng như thiết lập được một chiến lược trao đổi thông tin hiệu quả để từ đó nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng và giảm thiểu thiệt hại tới hoạt động kinh doanh, theo IFC.
4 trụ cột của doanh nghiệp được quản trị tốt nhất
Các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cần có một thước đo mới và so sánh mình với các doanh nghiệp trong khu vực và toàn cầu về năng lực quản trị.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.