Bất động sản
Cấm phân lô bán nền không khác gì 'chặt chân, chặt tay' doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm sau dịch Covid-19, ngân hàng siết tín dụng, cấm phân lô bán nền chẳng khác nào các cơ quan quản lý đang chặt hết chân tay của doanh nghiệp

Theo ông Hiệp, Việt Nam có thể coi là một trong những nước có thời gian cách ly xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh ngắn nhất, nhưng tác hại đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp bất động sản lại không hề nhỏ.
Các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ đang ngấm dần tác động tiêu cực của dịch bệnh này do thị trường chưa hồi phục, sức mua của người dân chưa có. Doanh nghiệp không có nguồn thu từ việc bán dự án trong khi vẫn phải chi trả nhiều chi phí để duy trì hoạt động.
Đáng nói hơn, theo ông Hiệp, ngay cả khi chưa xuất hiện dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản khi tham gia đầu tư dự án đã rất khó khăn do gặp phải sự chồng chéo trong hệ thống luật pháp hiện hành, có tới 14 luật can thiệp tới lĩnh vực bất động sản, sự chồng chéo là tất yếu xảy ra.
“Là doanh nghiệp, chúng tôi mong rằng các nghị định của Chính phủ sẽ tháo gỡ các rắc rối dần dần cho thị trường. Ví dụ như Nghị định 25 mới đây đã tháo gỡ phần nào sự chồng chéo của Luật Đấu thầu về vấn đề giao đất”. Song, ông Hiệp cho biết, khi có dự thảo về cấm phân lô bán nền, ông đã rất ngạc nhiên vì các doanh nghiệp đang mong chờ việc này sẽ được tháo gỡ để bớt khó khăn khi chưa sửa được Luật Đất đai nhưng nay lại làm chặt lại.
Theo ông Hiệp, việc cấm phân lô bán nền là một vấn đề rất lớn đối với thị trường bất động sản, bởi nó có tính đặc thù riêng. Các cơ quan soạn thảo luật cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi quyết định vấn đề này.
Trao đổi với TheLEADER, ông Hiệp đưa ra 3 lý do không nên cấm phân lô bán nền. Thứ nhất, xét trên nhiều góc độ, đất nền đã có hạ tầng nó là một sản phẩm thương mại của thị trường bất động sản. Nếu đã là một sản phẩm thương mại bất động sản thì nên chi phối vào đề xuất của Bộ Xây dựng, nó là hàng hoá liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
"Có đề xuất gì thì là vấn đề của Bộ Xây dựng với tác động của hai luật này chứ không phải Bộ Tài nguyên và môi trường với Luật Đất đai", ông Hiệp nói.
Thứ hai, thị trường bất động sản đang đang gặp rất nhiều khó khăn do vướng phải những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hồi phục sau dịch.
Trong bối cảnh này, nếu đưa ra quy định cấm phân lô bán nền, bắt các dự án đều xây hết lên mới mở bán thì sẽ ngốn một dòng tiền đầu tư rất lớn của doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường bất động sản Việt Nam ngoại trừ một vài doanh nghiệp lớn còn lại đa số doanh nghiệp có số vốn chỉ từ 500 tỷ đồng đến 2 nghìn tỷ đồng là nhiều.
Nếu có quy định cấm phân lô bán nền thì sau khi giải phóng mặt bằng, nộp tiền đất với một dự án quy mô 50ha, số tiền chủ đầu tư bỏ ra lên đến trên 1 nghìn tỷ đồng. Cộng với xây xong nhà mới được bán, kể cả xây thô chỉ hoàn thiện mặt ngoài thì tổng vốn đầu tư dự án sẽ đội lên gấp 3, tức khoảng 3 nghìn tỷ đồng, rất ít doanh nghiệp có đủ vốn để thực hiện dự án như vậy.
Shark Phạm Thanh Hưng: Đừng hy vọng giá bất động sản giảm mạnh hậu Covid-19
Chưa kể đển việc thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nghị định siết tín dụng vào thị trường bất động sản để hạn chế vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Trong khi nền kinh tế và thị trường bất động sản đang cần phát triển mà các cơ quan quản lý lại siết tín dụng, không cho phát hành trái phiếu, không cho nguồn vốn vào thị trường, đồng thời bắt các doanh nghiệp đầu tư vốn lớn vào dự án mới được bán thì chẳng khác nào đang chặt tay, chặt chân doanh nghiệp.
Thứ ba, theo ông Hiệp, nhu cầu của thị trường bất động sản đối với các sản phẩm phân lô bán nền hiện đang rất lớn do tính đặc thù của sản phẩm này. Theo đó, người mua đất nền không phải trả số tiền quá lớn trong một lần mua mà mua đất trước, sau đó mới xây nhà sau khi có đủ nguồn tiền.
Đây là thực tế nguyện vọng của người mua, nhu cầu thực tế của thị trường bất động sản. Nếu cấm phân lô bán nền là đi ngược với sự phát triển của thị trường.
Thay vì cấm phân lô bán nền trên diện rộng, ông Hiệp cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể về quy hoạch đô thị và quản lý chặt chẽ các chủ đầu tư dự án, địa phương để xảy ra sai phạm trong phân lô bán nền.
Bên cạnh những kiến nghị về việc phân lô bán nền, về giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hậu Covid-19, theo ông Hiệp, các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn rất lớn do không có nguồn thu. Do đó, nếu các ngân hàng chỉ giãn thuế, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp 5 – 6 tháng thì chưa đủ để họ có thể hồi phục.
Theo ông Hiệp, các doanh nghiệp đều mong muốn giãn thuế, đặc biệt là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dài hơn từ một năm trở lên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Mặt khác, doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang phải thực hiện quy định nộp hết tiền sử dụng đất thì mới cho phép bán hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được phép bán hàng hình thành trong tương lai.
Trong khi đó, tiền đất chiếm 25 – 30% tổng mức đầu tư dự án, nhất là vừa rồi Chính phủ lại có quyết định tăng hệ số giá đất, nếu nộp xong tiền sử dụng đất sẽ là áp lực rất lớn với doanh nghiệp.
Do đó, ông Hiệp kiến nghị Chính phủ có thể giãn, cho phép doanh nghiệp được mở bán sản phẩm khi đã nộp 1/3 tiền sử dụng đất. Sau đó, yêu cầu trước khi cấp số đỏ cho người dân, doanh nghiệp phải nộp hết tiền sử dụng đất còn lại.
Nếu làm được điều này, các doanh nghiệp bất động sản sẽ bớt khó khăn do phải huy động tiền vốn lớn để đóng tiền sử dụng đất.
Có nên siết phân lô bán nền?
Đề xuất không siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
HoREA đề nghị Chính phủ không “siết” hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
50 đại lý bán bất động sản hợp tác với Novaland
Một số doanh nghiệp bất động sản đã sẵn sàng tái nhập đường đua với những kế hoạch mới sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
10 vướng mắc của thị trường bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cùng các doanh nghiệp không xin hỗ trợ bằng tiền mà đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách.
Cách làm bất động sản khác biệt của ông Đào Ngọc Thanh
Nhờ hướng đi khác biệt, công ty của ông Đào Ngọc Thanh đã lãi 300 tỷ đồng ở một dự án nhà ở quy mô nhỏ từ hơn một thập kỷ trước.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.